Khi nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, hầu hết mọi người trên thế giới đều biết đến món Sushi. Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng có lịch sử lâu đời và là một trong những biểu tượng đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực nước mặt trời mọc. Ẩm thực truyền thống Nhật Bản hấp dẫn thực khách từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ hấp dẫn thực khách bằng sự thơm ngon, bổ dưỡng mà còn “ghi dấu ấn” với cách trang trí vô cùng trang nhã, tinh tế.
Đặc biệt, nổi bật nhất là Sushi, với hương vị rất cân bằng, không sử dụng quá nhiều gia vị nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon và tinh khiết tự nhiên của nguyên liệu được chế biến. Không chỉ vậy, Sushi đã vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản và trở thành món khoái khẩu của nhiều người ở nhiều quốc gia. Vì vậy, hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn món ăn truyền thống này nào
Sushi món ăn truyền thống của Nhật Bản
Sushi là một món ăn Nhật Bản bao gồm cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác. Từ xưa, người nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi. Thứ cơm trộn giấm đẻ làm sushi được gọi là sumeshi hay sushimeshi, loại giấm để nấu thứ cơm này; mà không phải là giấm thông thường; mà là giấm có pha chút muối, đường, rượi ngọt Mirin, vì thế gọi là giấm hỗn hợp awasesu.
Cơm nấu xong (nấu không chín hoàn toàn nhưu cơm bình thường) được đổ ra một cái chậu gỗ rồi trộn giấm vào. Vừa trộn vừa dùng quạt tay quạt; cho hơi nóng thoát bớt ra để giữ hương vị của giấm. Các loại hải sản dùng để làm sushi có thể là cá, tôm, mực, bạch tuộc, bào ngư, … Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến của đầu bếp. Sushi thường được chấm với mù tạt (wasabi); hoặc nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức.
Cách thưởng thức sushi
Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra, và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận; trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn giấm, vị ngầy ngậy; và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi. Đối với wasabi nên cho từ từ chút một vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn.
Đối với nước tương: cách chấm nước tương có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Khi chấm, phải chấm phần bề mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm phần cơm vì món sushi sẽ rất dễ bị mặn. Khi thưởng thức nhiều loại sushi cùng một lúc, sau mỗi loại nên dùng kèm một lát gừng ngâm chua để rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không bị trộn lẫn vào nhau. Để đảm bảo tính lịch sự; và thẩm mỹ của đĩa thức ăn, nên dùng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong, tránh gắp ngay miếng ở giữa đĩa.
Sushi có các loại nào?
Món sushi đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 1300 năm. Cho đến nay, “họ hàng” của sushi đã lên tới hàng trăm món khác nhau; với rất nhiều cách thức chế biến cầu kỳ và phức tạp. Trong đó, sushi được chia thành các loại chủ yếu sau:
- Nigirizushi: Sushi nắm, cơm sumeshi được đắp lên bằng một miếng Neta. Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng neta có thể có một chút gừng xay nhuyễn. Đây là loại sushi phổ biến nhất.
- Makizushi: Sushi cuộn, được cuốn như các món cuốn của Việt Nam. Cơm tẩm gia vị phết lên miếng rong biển, thêm các thành phần khác như trứng chiên, cà rốt hoặc bánh cá (loại bánh làm từ cá và rau quả, phổ biến nhất là khoai tây) tẩm gia vị, củ cải ngâm, rau bina tẩm gia vị, cá ngừ, tôm hấp và dưa leo được đặt lên cơm, sau đó cuộn lại. Makizushi xưa được cắt đều làm 6 khoanh, ngày nay người ta có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.
- Oshizushi: Sushi được ép trong khuôn gỗ rồi dùng dao cắt thành những miếng nhỏ hơn, thường là 2 lớp cơm kẹp 1 lớp nhân.
- Temaki: Sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau.
- Gunkan: Là loại sushi mà phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt, thường là trứng cua, trứng cá tuyết, trứng cá hồi…