Bánh đúc nóng – Món ăn sáng truyền thống

bánh đúc

Là một món ăn truyền thống đi vào văn học, bánh chưng là một món ăn bình dân nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với mỗi người Việt Nam. Đặc biệt là vào đầu buổi sáng người Hà Nội sẽ được thưởng thức món bánh đúc nóng hổi. Là một loại bánh ăn chơi của văn hoá Việt Nam, bánh đúc nóng hổi vô cùng hấp dẫn khiến ai cũng phải “nao lòng”. Cùng chuyên mục ẩm thực chúng tôi học cách làm bánh đúc nóng hổi cho gia đình qua bài viết chi tiết dưới đây nhé.

Nguyên liệu làm món bánh đúc nóng rất đơn giản

  • Bột gạo tẻ: 500 g
  • Thịt lợn xay: 300 g
  • Nước vôi trong: 50 ml
  • Mộc nhĩ: 50 g ngâm nước ấm nở mềm rồi thái chỉ nhỏ dài
  • Hạt tiêu
  • Hành khô: 10 củ
  • Rau mùi ta
  • Gia vị cơ bản.
nguyên liệu làm bánh
Nguyên liệu làm bánh đúc

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, các mẹ cùng bắt tay vào làm món bánh đúc nóng theo các bước như sau

Bước 1

Bắc 1 cái chảo lên bếp cho 1 xíu dầu ăn đun nóng cho hành khô vào xào hơi vàng thì đổ thịt lợn xay vào đảo cùng nêm gia vị vừa ăn xào săn lại rồi tiếp tục cho mộc nhĩ đã thái chỉ vào xào cho chín rồi đổ ra bát.

Bước 2

Đổ 300 g bột tẻ vào nồi cho nửa lít nước lã vào khuấy cho bột tan ra không vón cục từ từ đổ nước vôi trong vào bột, cho 1 thìa muối vào cho vị đậm đà, quậy cho đến khi bột đặc quánh lại trên chảo là được. Lưu ý để lửa nhỏ.

Bước 3

Pha nước chấm : nếu ninh được nước xương thì món bánh đúc này sẽ rất ngon, nhưng để đơn giản thì chỉ cần pha nước mắm chua ngọt cơ bản.

Bắc 1 nồi nhỏ lên bếp cho 3 thìa canh nước lọc, 1 thìa bột canh, 3 thìa nước mắm, 2 thìa dấm gạo, 2 thìa hạt tiêu rồi đun sôi hỗ hợp này trên bếp với lửa nhỏ khuấy đều cho hỗn hợp tan ra không bị đọng lại.

Trình bày : Múc bánh đúc ra từng bát, xúc phần nhân thịt đã xào chín lên trên mặt bánh đúc rồi dưới nước mắm chua ngọt lên ăn ngay cho nóng.

Món ngon này ăn kèm rau mùi và các loại rau sống khác, khi ăn cho thêm vài lát ớt, đảm bảo ngon hết sảy.

Ngay chiều nay, các mẹ hãy vào bếp và làm món bánh đúc nóng cho gia đình mình nhé. Đảm bảo cả nhà sẽ thích mê. Chúc các mẹ thành công!

Ngoài món bánh đúc nóng này, các mẹ có thể làm thêm cho bé món bánh dẻo mặn nhé. Món bánh này cũng rất ngon và bổ dưỡng đó.

Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng hổi mới ra lò

Lưu ý

Việc ngâm bột và thay nước sẽ giúp bột nở mềm hơn, và loại bớt mùi bột khô. Nếu dùng bột xay từ gạo thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng cần lưu ý lượng nước để không bị quá nhiều nước.

Bánh đúc làm theo công thức này không sử dụng hàn the hay vôi nên cần sử dụng bột gạo để tạo độ cứng giòn và bột năng để tạo độ dai dẻo. Tỉ lệ bột gạo vào bột năng trong công thức là 1:1 cho bánh có độ giòn mềm vừa phải. Càng nhiều bột năng, bánh sẽ càng dai, mềm và dẻo hơn, nhiều bột gạo, bánh sẽ cứng giòn hơn. Bên cạnh đó, lượng nước cũng quyết định độ mềm của bánh. Càng nhiều nước bánh sẽ càng mềm hơn. Như vậy, tuỳ theo khẩu vị mà bạn có thể điều chỉnh lượng bột năng, bột gạo và nước trong công thức, cụ thể:

  • Nếu muốn bánh giòn hơn có thể tăng lượng bột gạo (giữ nguyên lượng nước hoặc tăng một chút).
  • Nếu muốn bánh dẻo, dai, mềm hơn có thể tăng lượng bột năng (và tăng nước).
  • Nếu muốn bánh cứng hơn có thể giảm bớt nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *