Bánh vạc Hội An được du khách quốc tế ưu ái đặt cho cái tên thật đẹp và cuốn hút – White Rose. Bánh bao bánh vạc hoa hồng trắng ở phố cổ Hội An là món ăn gây được sự chú ý đối với du khách trong và ngoài nước, khi đặt chân đến nơi đây ai cũng muốn thử món bánh này một lần trong đời. Những chiếc bánh nho nhỏ xinh xắn, lấp ló phần nhân ngon lành bên trong đầy cuốn hút.
Vì bánh vạc là món ăn đặc sản nổi tiếng ở Hội An, nên du khách sẽ không quá khó khăn để tìm đến những hàng quán mà thưởng thức món bánh này. Nhưng nổi tiếng và đông khách nhất có thể nói đến chính là quán Hoa Hồng Trắng, quán ở số 533 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An. Bài viết sau chia sẽ những thông tin thú vị xung quanh món bánh vạc Hội An, mọi người cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về món ngon này nhé!
Bánh vạc Hội An làm xiêu lòng du khách Tây
Bên cạnh những ngôi nhà cổ kính, những bụi rêu phong xanh mướt thì ẩm thực Hội An là một trong những nét cuốn hút không thể chối từ. Không chỉ nổi tiếng với món cao lầu, bánh mì Phượng hay cơm bà Buội mà đặc sản Hội An còn có món bánh vạc nổi tiếng thế giới. Có thể nói, đây là những món ngon của Hội An mà bất cứ ai có dịp ghé thăm phố cổ đều phải xiêu lòng vì độ ngon của nó.
Nếu cao lầu, bánh mỳ hớp hồn khách Việt; thì các khách Tây lại có vẻ thích thú hơn với món bánh vạc ở đây. Được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ chiếc bánh được bao bọc bởi lớp bột trắng trẻo ở ngoài; bên trong lại đậm đà các nguyên liệu dân dã như tôm, thịt heo cùng với nấm mèo. Từng chiếc bánh nhỏ xinh được tạo hình khá là công phu, tựa như những bông hoa trắng tinh khiết. Ấy vậy mà món bánh vạc này lại được các vị khách Tây hay gọi đùa là những bông hồng trắng.
Bạn biết đến, đặc trưng của các món ăn ở phương Tây đó chính là sự tỉ mỉ và cả độ ngon của món ăn. Họ cũng thích những món ăn được bày trí đẹp, dễ ăn. Và món bánh vạc, với bàn tay điêu luyện của những thợ bếp đã tạo ra những chiếc bánh vừa xinh; và có độ ngon tuyệt đối mà lại không dễ ngán. Những điều này dường như tạo nên một nét đặc biệt trong món bánh vạc nức tiếng phố hội; để từ đó trở thành một trong những món đặc sản của Hội An mà ai cũng thích, cũng mê.
Nguồn gốc của bánh vạc
Bánh vạc thuộc họ nhà Dimsum; và nếu bạn đã từng say mê dimsum thì không nên bỏ qua món bánh vạc này. Điểm đặc biệt, với món dimsum bạn có thể ăn ở bất kỳ đâu trên Thế giới; nhưng với bánh vạc thì có duy nhất ở Hội An có món bánh này.
Món bánh vạc này có tên đầy đủ là bánh bao bánh vạc bông hồng trắng; bánh này có nguồn gốc từ một gia đình người gốc Hoa, cách đây 130 năm. Và sau nhiều đời nối nghiệp thì món bánh vẫn được giữ gìn và phát triển cho đến tận ngày hôm nay.
Bánh vạc Hội An – Món ăn đặc sản không thể thiếu ở phố cổ
Nếu như cơm gà, mỳ quảng hay là bánh mỳ bạn có thể thưởng thức ở Đà Nẵng hay các vùng lân cận; món bánh vạc lại chỉ có duy nhất ở Hội An mà thôi. Từ đó, món bánh này trở thành đặc sản của Hội An; trở thành nét ẩm thực độc đáo mà ai cũng muốn khám phá ngay khi vừa đặt chân đến vùng đất cổ kính này.
Dù không nổi tiếng như mì Quảng, cao lầu hay là cơm gà; nhưng món bánh vạc lại ngon một cách lạ lùng. Nếu như những món ăn kể trên đâm chất dân quê; bánh vạc lại là sự pha trộn giữa món ăn truyền thống và hiện đại. Món bánh đơn giản từ chính những nguyên liệu như bột mì, thịt và nấm; nhưng lại tinh tế ở phần tạo hình. Bánh được nặn thành những chiếc hoa như giống như hoa hồng trắng tinh; chỉ nhìn thôi mà không nỡ ăn vì quá đẹp.
Địa điểm nổi tiếng để thưởng thức món bánh bao bánh vạc ở Hội An
Từ khi được gọi với cái tên mỹ miều “bông hồng trắng”; món này cũng có mặt trong thực đơn của khá nhiều nhà hàng ở trung tâm phố cổ. Nhưng có lẽ, nổi tiếng nhất vẫn là quán Bông hồng trắng ở địa chỉ 533 Hai Bà Trưng, P. Cẩm Phổ, Tp. Hội An, Quảng Nam. Ngoài ra, một số cửa hàng nằm trên con đường này cũng bán bánh vạc; nhưng không nổi tiếng bằng quán Bông hồng trắng.
Đến đây, bạn không chỉ được thưởng thức món bánh vạc ngon đúng điệu; ngoài ra còn được tận mắt chứng kiến quy trình chế biến vô cùng công phu, khéo léo của đầu bếp.
Cách làm món bánh vạc ngon
Để cho ra những đĩa bánh vạc nóng hổi thì người chế biến hẳn phải có tay nghề lâu năm. Theo các đầu bếp ở đây, nguyên liệu chính để làm bánh vạc đó chính là tinh bột gạo; nhưng để món bánh có độ dẻo trong hoàn hảo thì phải lọc đi lọc lại nhiều lần. Gạo phải được ngâm thật lâu, xả lại với nước nhiều lần rồi mới đem đi xay. Sau đó, đem chỗ bột này đi ngâm với nước, để cho bột gạo lắng xuống đáy, đổ đi nước trong ở trên mặt. Cứ lọc đi lọc lại đến khoảng 10 lần thì bột mới có độ trong. Đây là bí quyết để bánh vạc Hội An có vị đặc biệt hơn so với bất cứ ở đâu.
Về phần nhân thì các đầu bếp tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm như là tôm, thịt, nấm mèo. Tất cả được xay thật nhuyễn lên; sau đó ướp với các gia vị cho hợp khẩu vị rồi xào theo cách truyền thống của người Việt. Để làm hài lòng thực khách, các chú đầu bếp ở đây thường hay vo thành viên; sau đó áo một lớp bột sắn ở bên ngoài rồi đem hấp lên. Lấy thêm một lượng bột vừa đủ, đem cán mỏng ra rồi đặt viên nhân vào giữa. Khéo léo để nặn thành những chiếc tai vạc có hình thù giống như những bông hoa hồng vậy.
Cuối cùng, cho tất cả vào xưởng hấp, đợi từ 5-7 phút thì lấy bánh ra. Lúc này, bánh sẽ có độ mềm ngọt, vỏ bánh không quá dai nhân bên trong lại nóng hổi.
Lời kết
Bánh vạc Hội An đưa lối bạn về với phố cổ để thưởng thức cho bằng được những đĩa bánh nóng hổi; món ăn này đã từng làm rung động những thực khách ngoài. Là người Việt Nam, nếu chưa từng một lần nếm qua cái hương vị thơm lừng bên trong cái lớp vỏ dai trong ấy thì chưa phải là người sành ăn. Nếu có dịp ghé phổ cổ vào một ngày không xa; đừng quên tìm về khu Trưng Nhị ở số 533 để ngắm nhìn và thưởng thức món ăn đặc sản trứ danh này; bạn nhé.