Văn Miếu – Quốc Tử Giám tại Hà Nội là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng ý nghĩa. Đây là công trình được xây dựng từ thời nhà Lý và trở thành biểu tượng văn hiến và trí tuệ của của cả nước. Chính vì vậy mà đây được xem là nơi cầu may mắn trong học tập, công danh. Hàng năm cứ tới dịp thi cử là Văn Miếu lại tập nập kẻ đến, người đi tới đây cầu may. Việc tới thăm quan dâng hương tại di tích nhằm tỏ lòng tri ân là điều đáng quý. Tuy nhiên, nhiều người đến cầu may ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám lại có những hành vi không phù hợp và cần phải thay đổi.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng văn hiến và trí tuệ
Trải qua những thăng trầm của lịch sử và thời gian. Không gian văn hóa và tổng thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội luôn lưu giữ tinh thần nhân văn. Tinh thần học thuật và truyền thống hiếu học. Nơi đây là niềm tự hào về một biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt Nam. Những giá trị này vẫn đang hiện hữu và đóng góp tích cực vào cuộc sống xã hội đương đại. Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một địa chỉ văn hóa tiêu biểu ở Hà Nội. Hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, học tập.
Du khách đến đây để viếng thăm nơi thờ các bậc “Tiên thánh, Tiên hiền”. Thăm Quốc Tử Giám – trung tâm giáo dục cao cấp nhất của Việt Nam thời quân chủ. Đồng thời, du khách đến với di tích là đến với một biểu tượng ngàn năm văn hiến. Để tham gia trải nghiệm các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục có ý nghĩa. Được tổ chức trong không gian lịch sử, văn hóa đặc biệt giữa lòng Thủ đô.
Rất nhiều người tới cầu may ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Theo thông lệ hằng năm, trước mỗi kỳ thi đại học, nay là thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Phụ huynh và học sinh thường tụ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám dâng hương các bậc Tiên thánh, Tiên hiền và các danh nhân. Có công sáng lập và phát triển Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hàng chục năm trở lại đây, dường như đã thành thông lệ. Trong những kỳ thi quan trọng, nhiều phụ huynh lại đưa con em mình đến VMQTG để cầu may mắn, thi đậu. Hương, hoa quả… đồ chay, thậm chí cả đồ lễ “mặn” cũng được chuẩn bị. Nếu như trước đây khuôn viên VMQTG luôn tấp nập người. Thì năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở thờ tự đang tạm thời đóng cửa. Nên các bậc cha mẹ và học sinh chỉ có thể vái vọng từ xa.
Năm nay do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của thành phố Hà Nội. Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đóng cửa. Tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 3.5. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây. Có nhiều phụ huynh và thí sinh vẫn đến trước cổng Văn Miếu để vái lạy phía bên ngoài cổng. Và thắp hương, bày lễ tại hai bia “Hạ mã” hai bên vỉa hè cổng Văn Miếu. Gây nên hình ảnh phản cảm như nhiều báo chí đã đưa tin.
Cần phải thay đổi hành vi cầu may ở Văn Miếu
Là những người làm công tác quản lý tại Di tích. Chúng tôi hiểu và chia sẻ nhu cầu của các bậc phụ huynh và học sinh muốn đến dâng hương tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, việc dâng hương tại đây là một hành vi văn hóa. Nhằm tri ân, noi gương các bậc hiền tài, các danh nhân văn hóa của đất nước. Và nuôi dưỡng, bồi đắp tinh thần hiếu học, hiếu nghĩa trong hành trang của thế hệ trẻ. Giúp các em trở thành những người tự chủ, sáng tạo, có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ngày xưa, khi vào học trường Giám, giám sinh phải tự học, tự ôn luyện. Định kỳ hằng tháng trường sẽ tổ chức kiểm tra để đánh giá sự tiến bộ của mỗi học trò. Kỷ luật học tập của trường Giám cũng rất nghiêm. Giám sinh nào không chuyên tâm học hành, rong chơi bê trễ việc học sẽ bị phạt. Vừa trau dồi tri thức vừa rèn luyện đạo đức. Nên học trò trường Giám có nhiều người thành danh đã để lại dấu ấn trong lịch sử.
Với truyền thống của Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vị trí của Di tích hiện nay trong đời sống xã hội. Những hành vi mang tính chất cầu xin, cầu may trước các kỳ thi là sự ứng xử không phù hợp. Chúng ta cần phải thay đổi. Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đồng hành của các bậc phụ huynh, các em học sinh và cộng đồng xã hội. Để gìn giữ, trân quý những di sản tốt đẹp của một địa danh. Nơi hun đúc những giá trị tốt đẹp của đạo học Việt Nam.