Cơm tấm Sài Gòn – Món ăn dân dã và thân thuộc mang đậm dấu ấn Sài thành

Cơm tấm Sài Gòn - món ăn dân dã và thân thuộc mang đậm dấu ấn Sài thành

Chắc hẳn ai từng đặt chân đến Sài Gòn cũng đã thử qua món cơm tấm Sài Gòn đặc sản thân thuộc nơi đây. Không phải tự nhiên mà món cơm tấm lại mang đậm phong cách ẩm thực và gắn liền với hình ảnh của Sài Gòn. Cơm tấm đã có từ rất lâu rất lâu đời, sau nhiều thế hệ thì hiện nay, món cơm tấm Sài Gòn vẫn giữ được nét phong cách truyền thống cũng như hương vị đậm đà đặc trưng của người Sài Gòn xưa. Mặc dù món ăn này đã quá dân dã và quen thuộc nhưng liệu bạn đã biết về những điều đặc biệt của nó chưa, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử món cơm tấm Sài Gòn

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước Ở Sài Gòn tiệm cơm tấm Thuận Kiều quận 11 được dân cư quanh vùng biết tiếng. Sau năm 1975 với nhu cầu của thực khách ngày càng tăng. Cơm tấm Thuận Kiều bắt đầu được bán lấn qua cả bữa trưa và chiều. Sau Thuận Kiều là cơm tấm Kiều Giang. Rải rác khắp thành phố những tiệm cơm tấm nổi tiếng được nhiều thực khách lui tới.

Cơm tấm là món ăn dân dã và thân thuộc ở Sài Gòn
Cơm tấm là món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Sài Gòn

Giờ đây cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam. Mà ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Sài Gòn cũng không ít người muốn tìm đến và trải nghiệm món ăn này. Cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày. Được dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ.  Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn. Để nó phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài.

Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to. Và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. Cho đến ngày nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành một điểm đặc trưng.

Điểm đặc biệt của cơm tấm Sài Gòn

Nguyên liệu để nấu cơm tấm chính là phần đầu của hạt gạo bị vỡ ra trong quá trình xát gạo. Đây chính là điểm đặc biệt làm nên sự khác biệt của cơm tấm so với các món cơm bình thường khác. Theo cách truyền thống, cơm tấm ngon nhất khi sử dụng nồi đất hoặc nồi gang nấu trên củi lửa. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, để tiết kiệm thời gian, nhiều người thường áp dụng cách hấp cách thủy. Trước khi nấu, gạo tấm sẽ được ngâm với nước vài giờ cho hạt gạo mềm rồi hấp cách thủy đến khi chín. Hương thơm của cơm tấm chín chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Sườn nướng là món không thể thiếu của cơm tấm
Một dĩa cơm tấm đầy đủ không thể thiếu đồ chua và nước mắm ngọt

Chả trứng được làm từ hỗn hợp trứng, thịt, mộc nhĩ, nấm hương,… và một số gia vị nêm nếm vừa đủ. Chả thường được hấp cách thủy. Sau khi làm chín, chả trứng thường được cắt thành miếng chữ nhật hoặc một góc hình tròn. Bì lợn được làm sạch, luộc sơ qua chín tới và thái sợi. Sau đó, trộn thêm vào bì một chút gia vị và đặc biệt phải thêm thính để bì thơm ngon hơn.

Mỗi nơi sẽ có một bí quyết nướng sườn riêng. Và đây cũng là điểm đặc biệt nhất trong món cơm tấm Sài Gòn. Người ta sẽ tẩm ướp sườn với gia vị chua ngọt rất khéo. Nướng trên than hoa thơm phức. Nhiều quán ăn sẽ nướng sườn ngay trước quán cơm để thu hút thực khách.

Cách trình bày món cơm tấm đặc biệt này

Mỗi đĩa cơm tấm đều được phục vụ cùng với bát nước chấm. Một bát nước chấm gồm có nước mắm, chanh, tỏi, ớt, đường với tỉ lệ phù hợp. Để có vị chua ngọt, đậm đà vừa phải. Điểm đặc biệt trong cách ăn của người Sài Gòn là tưới nước chấm lên đĩa cơm tấm. Và thưởng thức mà không chấm vào bát như bình thường.

Cơm tấm Sài Gòn từ xa xưa được coi là món ăn cứu đói của người lao động nghèo. Sở dĩ như vậy là vì hạt gạo tấm ít nở. Và giá thành lại rẻ nên có thể dùng trong bữa cơm hàng ngày để tiết kiệm chi phí. Trước đây, món ăn này hầu như chỉ dành cho người công nhân, nông dân nghèo. Hay học sinh, sinh viên không có điều kiện kinh tế. Nhưng đến bây giờ, cơm tấm lại trở thành đặc sản. Và được nhắc đến thường xuyên trên toàn quốc. Đặc biệt nó đã trở thành món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Cơm tấm Sài Gòn là món ăn rất phổ biến ở Sài Gòn, vì thế bạn có thể dễ dàng tìm kiếm 1 quán cơm tấm ở bất kì ngõ ngách nào.

Cách ướp sườn nướng đặc biệt của người Sài Gòn

Cơm tấm Sài Gòn có cách ướp sườn riêng
Cách ướp sườn đặc biệt là đặc trưng của cơm tấm Sài Gòn

Rửa sườn

  • Sườn đầu tiên bạn phải rửa nhiều lần qua nước lạnh và 1 – 2 lần nước muối để sạch.
  • Sau khi rửa thịt xong, bạn dằn thịt cho mềm bằng nhiều cách. Bạn có thể dùng lưng cán dao để dằn thịt và đập cho mềm. Nếu không, bạn có thể sử dụng đồ đập thịt chuyên dụng để đập thịt mềm thì càng tốt.
  • Nếu phần cốp lết có nhiều mỡ. Bạn có thể lạng bớt phần mỡ ra để làm mỡ hành ăn kèm với sườn nướng rất ngon.

Làm gia vị ướp sườn cốp lết cơm tấm

  • Hành tím, đầu hành, tỏi bạn đập dập rồi băm nhuyễn.
  • 1 muỗng canh sữa đặc + 1 muỗng canh dầu hào + 1 muỗng nước tương + 1 chút muối (chỉ lấy đầu muỗng cà phê là được) + ½ muỗng cà phê bột ngọt + 1 muỗng canh đường thốt nốt (hoặc bạn có thể chọn thay thế bằng 1 muỗng canh mật ong) + 1 muỗng canh nước mắm ngon + 1 muỗng canh dầu ăn + 1 chút tiêu (bạn cũng chỉ lấy đầu muỗng cà phê là được) + đầu hành băm, hành tím băm, tỏi băm rồi trộn đều.
  • Điểm đặc biệt trong phần làm nước ướp là bạn cho thêm nước cam. Sau khi đã trộn tan hỗn hợp trong phần xốt ướp ở trên. Bạn cắt khoảng ¼ trái cam và cho vào cùng, quậy đều.
  • Lần lượt cho sườn vào âu và ướp trong ít nhất 2 tiếng. Lưu ý bạn phải trộn đều sao cho các miếng thịt đều thấm xốt rồi mới ướp.

Trộn đều sườn với xốt ướp

  • Đặc biệt trong thời gian ướp thịt, muốn để thịt tươi ngon. Bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và cho thịt ướp vào ngăn đá tủ lạnh.
  • Sau 2 – 4 tiếp ướp hoặc thậm chí qua đêm, khi lấy ra thấy miếng sườn vẫn còn giữ được độ tươi. Và sau khi xả đông tự nhiên (tuyệt đối không ngâm nước), nước xốt vẫn thấm vào thịt đậm đà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *