Đông Cứu – Làng nghề thêu long bào độc đáo và duy nhất ở Hà Nội

Hình ảnh thêu trên long bào

Nghe nói, nghề thêu có nguồn gốc từ các làng ở huyện Thường Tín cách đây hơn 500 năm. Trong số các làng, Đông Cứu là địa chỉ đáng tin cậy để may và phục chế áo choàng cho các vị Vua, Hoàng hậu và các thành viên trong hoàng tộc. Giờ đây, những sản phẩm đáng mua nhất của làng bao gồm trang phục cho nghi lễ hầu đồng. Những người thợ thêu ở làng Đông Cứu là những bậc thầy về các kỹ thuật thêu, hoa văn và trang trí khác nhau. Là trang phục thường có 5 màu cơ bản là xanh lá, xanh dương, đỏ, vàng đồng thời phải học kỹ thuật nhuộm và cách phối màu hài hòa.

Người ta thường cho rằng thêu thùa và may vá là nghề đặc trưng của phụ nữ. Tuy nhiên, ở làng Đông Cứu, nam giới là những người có kinh nghiệm và thành thạo các nghề này hơn cả. Những người thợ thêu giỏi phải đảm bảo rằng các đường chỉ của họ được chạy đều và tinh tế. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu về làng Đông Cứu

Tác phẩm thêu long bào
Thêu long bào – Nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi

Làng Đông Cứu (thuộc xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi danh với nghề thêu truyền thống. Đặc biệt là thêu long bào cho các triều vua phong kiến của Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, ngày nay, người dân làng thêu Đông Cứu vẫn gìn giữ lối thêu phục chế long bào để làng nghề không bị mai một. Ngôi làng vẫn gìn giữ nét cổ kính với cây đa, sân đình. Cùng song song với đó vẫn là dòng đời cuộc sống nhộp nhịp, tấp nập. Dọc hai bên lối vào làng, nhiều biển hiệu dần hiện ra với những câu đối, tán, lọng, áo lễ… rực rỡ sắc màu.

Nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi

Theo thông tin được ghi trên bản sắc phong, làng thêu xuất hiện dưới thời vua Lê Cảnh Hưng (năm 1746). Làng Đông Cứu thờ ông Lê Công Hành, cũng là ông tổ nghề thêu. Tương truyền rằng khi đi sứ phương Bắc, ông học được kỹ thuật thêu. Nên khi về truyền lại cho dân, trong đó có dân làng Đông Cứu.

Thêu long bào đòi hòi sự khắc khe và tỉ mỉ

Đường kim thêu hoa
Thêu long bào đòi hòi sự khắc khe và tỉ mỉ

Thêu trang phục cung đình đòi hỏi sự khắt khe, tỉ mỉ và rất nhiều tâm sức. Công cụ khá đơn giản, gồm kim thêu, khung thêu, kéo, thước, bút lông, chỉ thêu, vải thêu các loại. Tuy nhiên, để có thể hoàn thiện được những bộ long bào phục chế, các xưởng thêu phải tìm được nơi có loại vải phù hợp nhất. Phải có kỹ thuật đánh màu và đan xen các canh chỉ. Các đường kim mũi chỉ phải theo một hướng nhất định. Phù hợp với nhiều lối thêu phức tạp, nhiều quy định khác nhau.

Chia sẻ của bà Mai – Thợ thêu của một xưởng trong làng

Bà Mai, thợ thêu của một xưởng trong làng, chia sẻ: “Có những chiếc áo làm mấy tháng, có những chiếc phải làm cả năm trời. Ở đây, tất cả các công đoạn đều thêu bằng tay nên đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Ví dụ áo vua thì cách se chỉ và phối màu khác áo hoàng hậu, mỗi họa tiết đều phải tỉ mỉ dù là nhỏ nhất, cách phối màu phải theo mức độ đậm nhạt. Có những khách ở tận miền Nam cất công bay ra đây để được tận mắt nhìn thấy chúng tôi thêu tay,” bà Mai chia sẻ. Dù ngày nay có công nghệ thêu máy hiện đại với từng đường chỉ đều tăm tắp. Tuy nhiên sản phẩm thêu tay vẫn được khách hàng ưa chuộng hơn. Một sản phẩm được tạo ra dưới sự chăm chút, cần mẫn hàng tháng trời từ những đôi tay khéo léo luôn mang đến sự tinh tế. Và luôn có giá trị thẩm mỹ cao.

Quyết tâm không để làng nghề mai một

Nguồn nhân lực của làng Đông Cứu ngày nay

Hình ảnh và màu thêu vô cùng sinh động
Sản phẩm của làng Đông Cứu vô cùng đa dạng

Hiện nay, làng Đông Cứu có hơn 100 hộ đứng ra mở xưởng và nhận hàng về thêu. Nhân lực từ 10-20 thợ thêu thủ công tùy quy mô mỗi xưởng. Sản phẩm của làng đa dạng mẫu mã. Như khăn chầu áo ngự, nghi môn, trướng, tán. Và được bán khắp cả nước, nhiều nhất là miền Bắc và thị trường Hà Nội. Thu nhập từ nghề thêu khá cao, giúp người dân Đông Cứu ổn định kinh tế. Đồng thời có thể bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống. Để trở thành làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng như ngày nay là quá trình bền bỉ hình thành. Tạo thương hiệu và là sự sáng tạo, kế thừa nhiều thế hệ của người dân Đông Cứu.

Hiện nay, làng thêu hội tụ rất nhiều những tay nghề giỏi và tâm huyết. Họ sẵn sàng đào tạo học nghề cho mọi người, nhất là con em trong làng. Thế hệ trẻ ở trong làng đang theo nghề cũng khá nhiều. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều làng nghề truyền thống trên cả nước đứng trước nguy cơ mai một.

Bảo tồn và phát huy nghề thêu cổ trong tương lai

Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu chia sẻ: “Làng thêu Đông Cứu được khách hàng tin dùng rất nhiều, số lượng đặt hàng lớn, càng ngày càng phát triển hơn. Công nhân của làng nghề được trả lương cao. Để tiếp nối và giữ gìn nghề truyền thống của ông cha, hiện nay chúng tôi liên tục đào tạo con em trong nhà, các cháu chưa xin được việc làm. Tất cả các thành viên trong làng đều làm nghề, nghề thêu mang lại nguồn thu nhập chính và giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.” Cùng với đó, với sự tỉ mỉ của các nghệ nhân. Và sự năng động sáng tạo của các bạn trẻ. Mà sản phẩm thêu ngày càng phong phú, đa dạng.

Các nghệ nhân làng Đông Cứu đang từng ngày gìn giữ, phát huy nghề. Và lan tỏa giá trị văn hóa của các thế hệ trước để lại. Qua đó giúp nghề truyền thống không bị mai một. Với những giá trị văn hóa đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống thôn Đông Cứu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *