Hành trình khám phá về di tích khảo cổ học Bãi Cọi

Bảo tàng trưng bày về di tích cổ học Bãi Cọi

Khảo cổ học là nghiên cứu về quá khứ cổ xưa và gần đây của con người thông qua các di vật trước mắt. Các nhà khảo cổ có thể nghiên cứu các hóa thạch hàng triệu năm tuổi của tổ tiên loài người sớm nhất của chúng ta ở châu Phi. Tại Việt Nam di tích khảo cổ Bãi Cọi là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa thời Lý, Trần, Lê. Cũng là nơi khẳng định nền văn minh Sa Huỳnh giao lưu với nền văn minh Đông Sơn. Khu vực này là một di tích khảo cổ quan trọng cần khám phá. Năm 1974, một nhóm các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện nhiều hiện vật như đá cổ, gốm sứ, lư đồng, mộ và chum sành. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tiếp tục phát hiện các hiện vật cổ tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi như đồ gốm, lư đồng, bàn là, mộ và chum sành từ năm 2009 đến năm 2012. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu nhiều hơn qua bài viết sau đây nhé.

“Đánh thức” di tích khảo cổ học Bãi Cọi

Di vật tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
Khuyên tai ba mấu bằng thủy tinh có niên đại 2.500 – 3.000 năm TCN

Với gần 150 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trưng bày cung cấp những tư liệu khoa học. Góp phần làm sáng tỏ những khoảng trống lịch sử giai đoạn Sơ sử miền Trung Việt Nam. Và ghi nhận thành công của mô hình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học. Di tích khảo cổ học Bãi Cọi thuộc xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được phát hiện năm 1974. Đến nay Bãi Cọi đã trải qua nhiều đợt thám sát và khai quật. Trải qua hơn ba thập kỷ bị “lãng quên”, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Sở VHTTDL Hà Tĩnh đã “đánh thức” cụm di tích Bãi Cọi. Đánh thức bằng các cuộc khai quật khảo cổ.

Năm 2012, trong khuôn khổ dự án đã hợp tác nghiên cứu khai quật khảo cổ học. Nhằm tìm hiểu các nền văn hóa cổ đại châu Á giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Di tích Bãi Cọi một lần nữa được các chuyên gia khảo cổ của hai bảo tàng tổ chức khai quật quy mô lớn. Từ kết quả của 3 lần khai quật này, diện mạo di tích Bãi Cọi dần được hé mở. Mang đến những thông tin mới trong việc tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn trong thời Sơ sử ở nước ta. Với vị trí, tính chất đặc biệt đó, năm 2014, Bộ VHTTDL đã ra quyết định công nhận di tích khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi là di tích Quốc gia.

Bãi Cọi – Nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa

Bãi Cọi - Nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa
Khách tham quan Trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi – Nơi gặp gỡ các nền văn hóa”

Trong diện tích khoảng 150m2 của Phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, gần 150 hiện vật gốc. Tiêu biểu có giá trị về lịch sử, khảo cổ, văn hóa, có tính thẩm mỹ cao. Và đã được lựa chọn trưng bày theo 3 phần. Bãi Cọi – Hành trình khám phá. Bãi Cọi – Nơi gặp gỡ các nền văn hóa. Hợp tác quốc tế giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Bãi Cọi – hành trình khám phá giới thiệu khái quát về quá trình nghiên cứu, khai quật Bãi Cọi. Và nhấn mạnh 3 lần khai quật do Bảo tàng Lịch sử quốc gia chủ trì.

Kết quả các cuộc khai quật làm sáng tỏ nhiều bí ẩn. Bãi Cọi thuộc văn hóa Sa Huỳnh vùng Trung Bộ. Có sự du nhập của văn hóa Đông Sơn và văn hóa đồ sắt Trung Quốc. Hiện vật, tài liệu được đưa ra trưng bày phần này là những công cụ đá, bàn mài, gốm đáy nhọn. Cùng các ảnh khai quật và một số bản đồ, bản vẽ…

Bãi Cọi – Gìn giữ và phát huy đặc trưng của dân tộc

Các đồ gốm thuộc sưu tập hiện vật Bãi Cọi
Các sưu tập trưng bày tại di tích Bãi Cọi

Nội dung Bãi Cọi – Nơi gặp gỡ các nền văn hóa là giới thiệu những hiện vật. Là hiện vật được phát hiện trong quá trình khai quật mộ táng tại di tích. Di tích Bãi Cọi là một quần thể mộ táng được phân bố trên một diện tích rộng lớn. Với hai loại hình mộ chính là mộ huyệt đất và mộ chum được chôn xen kẽ. Hiện vật thu được qua các đợt nghiên cứu, khai quật chủ yếu nằm trong các mộ táng này. Căn cứ vào khối lượng di vật, tư liệu hiện biết, mộ chum – đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh có niên đại diễn biến từ sớm tới muộn. Mộ huyệt đất – mang đặc điểm táng thức của văn hóa Đông Sơn có niên đại muộn hơn. Nhiều trường hợp mộ huyệt đất đào cắt qua những mộ chum đã chôn trước đó.

Điểm lý thú, tạo nên giá trị của di tích Bãi Cọi là trong các mộ chum (Sa Huỳnh). Ở đây có các hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn. Ngược lại trong các mộ huyệt đất (Đông Sơn) lại không hiếm gặp các hiện vật mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh. Và cả những hiện vật thuộc văn hóa đồ sắt Trung Quốc.

Các sưu tập trưng bày tại di tích Bãi Cọi

Các sưu tập hiện vật trưng tại di tích Bãi Cọi trưng bày rất nhiều. Bao gồm sưu tập chum gốm mai táng, mộ huyệt đất. Và các sưu tập đồ tuỳ táng, đồ gốm, đồ kim loại, đồ sắt, đồ trang sức… Giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về cách thức mai táng, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Cũng như đời sống sinh hoạt của cư dân Bãi Cọi đương thời. Một nội dung quan trọng cũng được thể hiện rõ nét tại trưng bày. Đó là câu chuyện hợp tác quốc tế giữa 2 bảo tàng. Là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *