Khám phá công trình kiến trúc độc đáo nhà hát Lớn Hà Nội

Bên ngoài nhà hát Lớn Hà Nội

Lang thang quanh Hà Nội, bạn có thể khám phá ra một số tòa nhà sơn màu vàng, mang kiến trúc đặc trưng của Pháp. Ngay khi người Pháp đến cai trị Việt Nam vào năm 1883, ý tưởng thành lập một Nhà hát Lớn ở trung tâm thành phố đã nảy ra trong đầu họ. Kết quả là vào năm 1901, dưới sự chỉ dẫn của 2 kiến trúc sư tài ba – Broyer và Harley, công trình được khởi công xây dựng theo mô hình của Nhà hát Opera Garnier nổi tiếng ở Paris và hoàn thành sau 10 năm. Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những nhà hát hấp dẫn nhất.

Nhìn từ bên ngoài, nó có thể không đạt được kỳ vọng của bạn, tuy nhiên, công trình màu vàng này có nhiều thứ hơn là bắt mắt. Hiện tại, Nhà hát Lớn Hà Nội là nhà hát lớn nhất Việt Nam. Đây được coi là dấu mốc lịch sử, kiến trúc cũng như điểm thu hút ở Hà Nội. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé.

Nhà hát Lớn Hà Nội – Nơi đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng

Bên trong phòng gương
Phòng gương – Nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là công trình mang kiến trúc Pháp tuyệt đẹp. Mà đây còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Chiều 17/8/1945, tại đây, cờ đỏ sao vàng tung bay. Và bài Tiến quân ca vang lên trong cuộc mít tinh khởi sự cho ngày cướp chính quyền 19/8. Cũng chính nơi đây, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp. Và từ đây thông qua Hiến pháp năm 1946. Đây cũng là công trình văn hóa được xây dựng chủ yếu để phục vụ người Pháp. Và phục vụ giới thượng lưu người Việt ở Hà Nội. Đồng thời là nơi truyền bá văn hóa nghệ thuật phương Tây ở Đông Dương vào đầu thế kỷ XX.

Kiến trúc của nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn có diện tích 2.600 mét vuông. Với chiều dài công trình là 87 mét, chiều rộng 30 mét và cao 34 mét. Mặt trước Nhà hát có bậc thềm rộng nhìn ra quảng trường Cách mạng tháng Tám. Bước qua cửa chính, du khách đặt chân vào sảnh chính rộng rãi được lát bằng đá vân thạch. Tường trang trí những họa tiết cổ điển, những chùm đèn cầu kỳ. Một cầu thang lớn hình chữ T dẫn lên tầng 2 và tầng 3. Trên các tầng có các lô dành cho khách VIP và gia đình. Bên trong nhà hát có sân khấu rộng và một khán phòng với 870 chỗ ngồi.

Điểm nhấn ở tầng 2 là Phòng gương hay còn gọi là phòng Khánh tiết. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng. Lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nguyên thủ quốc gia và các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như: Tổng thống Nga V.Putin, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Nhà Vua và Hoàng hậu Thụy Điển, Chủ tịch Microsoft Bill Gates…

Nhà hát Lớn Hà Nội – “Thánh đường nghệ thuật”

Khu vực biểu diễn của nhà hát Lớn Hà Nội
Nội thất hội trường nhà hát Lớn Hà Nội mang phong cách cổ điển

Trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội, hình ảnh Nhà hát Lớn, vết đạn bắn trên chiếc gương hay những hoa văn trang trí nội thất… không thể phai mờ dù bao năm tháng đã trôi qua. Bà Ngô Thị Huyền, một người dân Hà Nội bày tỏ: Đây là kiến trúc kiểu Pháp, nó có một cái gì đó cổ kính nhưng vẫn giữ được nét hiện đại. Ở đây, không gian không thực sự lớn. Nhưng vào xem có một cảm giác gì đó khó tả, trang trọng. Đấy là cái riêng mà rất nhiều nhà hát khác không có được. Bên cạnh giá trị là công trình nghệ thuật kiến trúc, địa điểm biểu diễn nghệ thuật lý tưởng, Nhà hát Lớn còn là địa chỉ không thể thiếu trong các tour du lịch dành cho du khách khi đến Thủ đô.

Anh Jean Dubois, một người Pháp đang làm việc tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng khi bắt gặp một nhà hát có kiến trúc tương tự nhà hát Opera Garnier ở quê hương mình. Trước khi sang Việt Nam, tôi đã tìm hiểu và được biết Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu nhất trong di sản kiến trúc Pháp ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương. Thật tuyệt khi được tận mắt nhìn thấy công trình này…”. Với vị trí thuận lợi ngay trung tâm Thủ đô, nếu có dịp ghé chơi Hà Nội, các bạn đừng quên tới Nhà hát Lớn để chiêm ngưỡng công trình này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *