Khối đá cổ – Dấu ấn đặc trưng của văn hóa Champa tại Gia Lai

phố núi Gia Lai

Đất tỉnh Gia Lai hiện nay là địa bàn sinh sống lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Jrai, với tập quán người Bahnar sinh sống thành làng. Trước khi Pháp xâm lược và chiếm đóng Tây Nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy chuyển sang xã hội không có giai cấp. Từ những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XIX, các nhà giáo sĩ người Pháp lợi dụng đã xâm nhập vào nơi địa bàn sinh sống của người Bahnar Hà Tây – Huyện Chư Păh và Hà Đông – Đak Đoa để truyền đạo. Tuy trải qua nhiều sự thay đổi và phát triển nhưng mảnh đất Gia Lai vẫn duy trì một nền văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Tại Gia Lai hiện nay đã tìm thấy nhiều di vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Champa. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về khối đá của khu đền tháp cổ Champa ở Gia Lai

Khối đá cổ ở Gia Lai
Khối đá sa thạch cổ của khu đền tháp cổ Champa ở Gia Lai

Ông Tuệ cho biết, mới đây qua nguồn tin của người dân cung cấp. Ông đã xuống tận nơi vợ chồng ông Nguyễn Công Hòe và bà Ngô Thị Lễ ở thôn 3, xã An Phú, Tp Pleiku. Nơi được cho đang lưu giữ một khối đá liên quan đến khu đền tháp cổ Champa ở Gia Lai.

Đặc điểm của khối đá cổ

Theo ông Tuệ, khối đá (sa thạch) mà gia đình ông Hòe đang lưu giữ có hình chữ nhật cân đối có chiều cao 39 cm. Ở giữa có một lỗ tròn đường kính một mặt 10 cm. Và một mặt 18 cm ở vị trí chính giữa hiện vật, xuyên suốt từ trên qua đáy. Mặt trên và dưới cùng của hiện vật có chung số đo dài 58 cm, rộng 52 cm. Hai đường gờ trang trí (phần nhô ra) gần đều nhau về kích cỡ (5,5 cm và 6 cm). Và cũng có cùng số đo dài 66 cm, rộng 59 cm. Phần giữa của hiện vật nhỏ hơn so với 2 đầu của chính nó. Và có kích thước dài 63 cm, rộng 53 cm. Bốn mặt của hiện vật đều được trang trí bằng bốn khung hình chữ nhật chìm sâu độ 1,5 cm. Và có kích thước dao động trong khoảng dài 35-39 cm và rộng 9-10 cm. Hiện vật còn nguyên vẹn, trừ một góc đường gờ trang trí bị mẻ một miếng nhỏ.

Câu chuyện về việc tìm thấy khối đá cổ

Câu chuyện về việc tìm thấy khối đá cổ
Viên gạch cổ – Dấu tích đền, tháp cổ Champa ở Gia Lai

Gia đình ông Hòe sinh sống tại đây từ năm 1956, còn bà Lễ thì đến nơi này năm 1965. Năm 1972, hai người em trai của ông Hòe là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Công Toàn đã dùng xe bò vận chuyển khối đá này từ khu đền tháp đổ nát về. Thấy khối đá đẹp lại có lỗ tròn ở giữa nên từ đó đến nay, gia đình ông bà đặt trước sân nhà làm trụ cờ. Cách đây không lâu có người đến gạ mua, ông bà đã tính bán 10 triệu đồng. Nhưng sau lại thôi vì muốn giữ khối đá làm kỷ niệm. Ông Tuệ cho biết thêm, ngay sau tiến hành đo vẽ, chụp ảnh, ông cùng cộng sự đã gửi hình ảnh và những thông tin liên quan tới nhiều nhà chuyên môn để tham khảo ý kiến.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Champa Trần Kỳ Phương, đây có thể là đoạn giữa của một đài thờ. Phía dưới nó là bệ, trên nữa là bàn (ví dụ cánh sen) rồi đến tượng thờ. Tất nhiên, chưa thể biết người Chăm thờ gì trong trường hợp này. Và đài thờ đặt ở trong hay ngoài tháp. Nhưng niên đại của nó nằm tương tự khoảng thế kỷ XI – XIII.

Những nhận định liên quan đến khối đá của khu đền tháp cổ Champa ở Gia Lai

TS Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) cho rằng, lỗ xuyên suốt từ mặt trên đến đáy dưới của hiện vật rất đáng lưu tâm. Bởi lẽ, khi thờ các sinh thực khí, người ta thường quan tâm đến sự liên thông giữa đất và trời. Tương tự, PGS.TS Ngô Văn Doanh cho hay đây là một phát hiện thú vị. Và địa phương nên có kế hoạch khảo sát, bảo vệ khu vực này. Để có thêm nguồn tư liệu liên quan đến khối đá nói trên, ông Tuệ đã liên hệ với GS.TS Arlo Griffiths, chuyên gia quốc tế, người từng đến điền dã và dịch bia Tư Lương (huyện Đak Pơ) sang tiếng Anh năm 2018 để tìm thêm manh mối về phế tích này.

Theo ông Arlo Griffiths, rất có thể đây chính là địa điểm mà nhà khảo cổ học lừng danh Henri Parmentier (1871-1949) từng dựa trên những bức thư của một nhà truyền giáo người Pháp. Bức thử để công bố thông tin ban đầu vào năm 1909. Ông hy vọng khu vực đền tháp Champa tại xã An Phú sẽ được khảo sát. Và được khai quật một cách khoa học. Với sự chung tay của Viễn Đông Bác cổ Pháp, cơ quan nơi GS.TS Arlo Griffiths đang tòng sự.

Tìm hiểu về dấu tích của ngôi đền tháp Champa tại Gia Lai

tháp Champa
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Trước đó, ông Nguyễn Quang Tuệ cùng cộng sự đã đến khu vực Giáo xứ Phú Thọ ở xã An Phú, Tp Pleiku. Để tìm hiểu về dấu tích của ngôi đền tháp Champa cổ tại đây. Tuy nhiên, hiện nay ngôi tháp này không còn, chỉ là phế tích. Cùng một số hiện vật đang được người dân sống ở đây lưu giữ. Đó là một khối đá cao khoảng 40 cm, kích cỡ mỗi chiều tầm 35-40 cm. Đường nét trang trí đơn sơ đã bị sứt mẻ nhiều. Hiện đang được cất giữ trong khuôn viên nhà thờ Phú Thọ. Hay là những viên gạch màu đỏ vàng còn khá nguyên vẹn. Và 2 nửa của 2 viên gạch cùng loại đang được hộ gia đình ông Võ Đình Viên (xã An Phú, Tp Pleiku) lưu giữ. Các viên gạch này đều dài 34 cm, rộng 19 cm, dày 8 cm và nặng 8,4 kg. Đây là dạng nguyên liệu chủ đạo để xây dựng trong các công trình kiến trúc đền, tháp Champa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *