Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi được khánh thành

Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi được khánh thành

Ngày 14 tháng 7 vừa qua, khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã được tổ chức khánh thành giai đoạn 1. Đây là dự án của tỉnh Sơn La nhằm tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh. Được biết Cò Nòi là di tích lịch sử ghi dấu thời kỳ chiến đầu oanh liệt của những thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Pháp. Đây chính là điểm giao thông huyết mạch trọng yếu nối liền Tây Bắc với cả miền Bắc. Nơi đây đã chứng kiến hơn 100 chiến sĩ thanh niên xung phong ngã xuống khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổ Quốc. Sự kiện này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Khánh thành khu tưởng niệm tâm linh Cò Nòi

Ngã ba Cò Nòi là một địa danh lịch sử. Là một mốc son chói lọi khắc ghi một thời kỳ chiến đấu oanh liệt của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Ngã ba Cò Nòi là trọng điểm giao thông huyết mạch nối liền miền Bắc với Tây Bắc. Nơi đây luôn bị không lực Pháp đánh phá ác liệt.

Ngày 14/7, UBND tỉnh Sơn La vừa tổ chức Lễ khánh thành Khu tưởng niệm tâm linh thuộc giai đoạn 1. Đây là dự án tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn. Dự lễ khánh thành có các đồng chí: Thượng tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT). Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh. Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam. Và các lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sơn La.  Cùng các cựu TNXP từng tham gia tại Ngã ba Cò Nòi.

Khu tưởng niệm Ngã Ba Cò Nòi
Khánh thành khu tưởng niệm Ngã ba Cò Nòi

Ngã ba Cò Nòi là di tích lịch sử quốc gia

Nơi đây đã có hơn 100 chiến sĩ thanh niên xung phong anh dũng hy sinh. Góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Để đời đời tri ân công ơn các liệt sỹ thanh niên xung phong đã chiến đấu, hi sinh. Vì nền độc lập tự do của Tổ quốc tại ngã ba Cò Nòi. Ngày 21.4.2000 Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng nhóm đài tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong. Tại ví trí “tọa độ lửa” năm xưa với diện tích 20.000m2.

Vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2004). Di tích được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ đó đến nay, di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến quen thuộc của nhân dân và du khách thập phương, Trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”.

Đến năm 2020, Di tích lịch sử tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp. Với tổng diện tích quy hoạch hơn 10 ha. Giai đoạn 1 của Dự án đã cơ bản hoàn thành nhiều hạng mục công trình. Bao gồm: Nhà tưởng niệm, bia ghi công và một số hạng mục khác. Với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Trong đó, 8,35 tỷ đồng vận động xã hội hóa của Công đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tỉnh Đoàn Sơn La.

Ngã ba Cò Nòi là di tích lịch sử quốc gia
Văn bia ghi công các anh hùng liệt sĩ

Ngã Ba Cò Nòi có giá trị lịch sử to lớn

Để phát huy được hết giá trị của di tích. Và đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch được duyệt. Tỉnh Sơn La tiếp tục đề xuất với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong hỗ trợ kinh phí. Đồng thời vận động nguồn xã hội hóa. Để đầu tư các hạng mục công trình giai đoạn 2 của Dự án (2021 – 2025). Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 104 tỷ đồng.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhằm tri ân các anh hùng, liệt sỹ. Và phát huy truyền thống yêu nước. Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Với ý nghĩa đó, Tỉnh ủy Sơn La, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Và Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp. Cùng các mạnh thường quân với tấm lòng thơm thảo đầu tư xây dựng một công trình xứng với tầm vóc và giá trị lịch sử. Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm tinh. Gắn với tham quan du lịch của nhân dân. Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *