Đối với người dân miền Tây, lẩu mắm là một trong những món ăn quen thuộc. Với những nguyên liệu đơn giản thì họ đã có thể nấu được nồi lẩu. Miền Tây với những con sông luôn dồi dào người tôm cá tươi ngon. Bên cạnh đó cùng nhiều loại rau ăn kèm với lẩu cũng được người dân trồng rất nhiều. Có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này những sản vật tươi ngon. Từ đó mới có thể chế biến ra những món ăn với hương vị đặc trưng. Khiến cho nhiều người yêu thích khi được thưởng thức những món ăn như thế này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin chi tiết về món lẩu mắm mang đậm hương vị miền sông nước mênh mông.
Lẩu mắm – Món ăn quen thuộc của người dân miền Tây sông nước
Có thể nói, mắm đã trở thành món ăn rất quen thuộc trong đời sống của người dân Nam bộ. Từ mắm, người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như: mắm chưng, mắm ruốc xào xả. Hay đơn thuần chỉ cần mắm ăn với thịt luộc rau sống kèm theo bún… Đặc biệt nhất, phải kể đến món lẩu mắm mang hương vị dân dã của đồng quê sông nước. Đây là món ăn rất được người dân Nam bộ ưa chuộng. Vì hợp khẩu vị cùng những nguyên liệu rất hấp dẫn và dân dã.
Nói đến một nồi lẩu mắm ngon, thì phải kể đến nước dùng. Một nồi lẩu mắm hấp dẫn luôn có vị ngọt thanh của nước lẩu cùng các nguyên liệu tươi ngon ăn kèm với các loại rau sống. Thông thường, nước lẩu mắm được ninh từ hai loại mắm là mắm linh và mắm cá sặc, khi dùng nước để ninh mắm để có độ ngọt tự nhiên mà không cần phải nêm bột ngọt người ta thường ninh mắm bằng nước hầm xương và nước dừa để tạo vị ngọt tự nhiên. Mắm được ninh nhừ cho tan thịt và xương, sau đó được lọc lại một lần nữa để nấu lẩu. Một điểm đặc biệt ở lẩu mắm, chỉ có thể nấu bằng mắm cá linh. Và mắm cá sặc mới đủ tiêu chuẩn để cho một nồi nước lèo hấp dẫn.
Cách tạo nên hương vị của nồi nước dùng
Để khử bớt mùi đặc trưng của mắm, tăng độ thơm. Người ta thường phi tỏi, xả và ớt xào với thịt ba rọi cho dậy mùi thơm. Sau đó cho nước lèo đã lọc vào nấu. Sau khi sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn, ngoài ra để mùi mắm được dịu hơn ta có thể cho thêm vài cây xả. Đã được đập dập và cho cà tím, thơm vào để tạo thêm vị ngon ngọt cho món ăn. Để tạo nên một nồi lẩu mắm hấp dẫn, ngoài nước dùng cần được nấu ngon. Thì không thể thiếu các nguyên liệu ăn kèm như: cá bông lau, mực, tôm và thịt heo quay.
Đặc biệt với vị ngon của lẩu mắm ăn kèm cá bông lau sẽ hấp dẫn hơn bởi vị béo của cá. Điểm xuyết hơn cho một nồi lẩu mắm phải nói đến các loại rau ăn kèm. Một du khách đã nói: “Khi ăn lẩu mắm của các bạn, lúc đầu tôi thấy mùi hơi khó chịu nhưng khi thưởng thức lại có một hương vị rất đặc biệt và ngon, và hơn nữa món lẩu mắm này làm tôi thích nhất là các loại rau ăn kèm, trông nó thật ấn tượng”.
Thật như vậy, khi bạn thưởng thức một nồi lẩu mắm điều mà bạn ấn tượng nhất ngoài hương vị của nước lèo, thì phải kể đến cách trình bày của dĩa rau, trông rất hấp dẫn với các loại rau mang đậm chất của miền sông nước như: khổ qua, rau nhút, thèo nèo, rau muống. bông súng, bông so đũa, bông bí, cà tím, bắp chuối, rau đắng, đậu rồng, cải bẹ xanh…tùy theo từng vùng miền mà các loại rau cũng đa dạng và phong phú hơn.
Hương vị của lẩu mắm khiến cho nhiều người không thể nào quên được
Lẩu mắm được xem là món ăn tổng hợp đầy đủ các nguyên liệu của vùng sông nước. Từ biển cả, ao hồ đến ruộng đồng và đặc biệt là một lượng rau sống phong phú, đa dạng khác nhau. Tạo nên màu sắc rất hấp dẫn: màu vàng của bông bí; màu tím của bông súng, cà tím; màu xanh của các loại rau nhút, rau đắng…với lượng thức ăn đi kèm và các loại rau đa dạng như thế đã đem lại cho thực khách ngoài sự đẹp mắt. Mà còn tạo nên sự ngon miệng và cung cấp lượng dưỡng chất phong phú, bổ dưỡng.
Có thể nói đỉnh cao nghệ thuật thưởng thức mắm của người dân xứ Nam bộ chính là lẩu mắm: vị thơm lừng của nồi mắm, vị ngọt của cá, tôm, mực cùng vị giòn giòn của các loại rau sống, hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn đặc trưng của Nam bộ. Đây còn là món ăn thể hiện nét tài hoa, khéo léo trong nghệ thuật nấu ăn của người Nam Bộ thể hiện qua cách trang trí món ăn và trong cả cách ăn qua cách phối hợp màu sắc thu hút nhãn quang của thực khách có đủ sắc, hương, vị trong từng nguyên liệu: trắng, xanh, tím, vàng… và đủ vị ngọt, mặn, cay.
Kết luận
Và mỗi khi có dịp từ phương xa trở về; những người con xa xứ lại được thưởng thức một nồi lẩu mắm thật ngon. Như một món quà quê mà những người dân miền sông nước muốn gởi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Và hơn thế nữa đó là hương vị đậm đà của món đặc sản này; luôn làm mê mẩn người thưởng thức. Mà ngày nay đã trở thành đặc sản đặc sắc của vùng đất này.
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều thông tin thú vị và hấp dẫn về ẩm thực 3 miền. Bên cạnh đó biết thêm món ăn mang đậm hương vị miền Tây. Đó chính là món lẩu mắm với những nguyên liệu tươi sống và dân dã. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn ngon khiến người ta khó quên.