Thời gian mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ vô cùng dễ mỏi mệt vì kích cỡ của em bé lúc này đã rất lớn và nặng. Đây cũng là giai đoạn mà em bé đã gần đến lúc chào đời, các bộ phận còn lại và cả hệ thống dây thần kinh bắt đầu phát triển cũng như hoàn thiện. Do đó, ăn uống hợp lý lúc này sẽ mang đến lợi ích rất lớn cho sự phát triển trí óc của bé. Và hơn hết, bản thân cơ thể người mẹ trong những ngày tháng này đặc biệt cần có chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo mẹ bầu có thể chất và tinh thần khoẻ mạnh, đủ sức vượt qua những thời khắc gian lao nhất của quá trình vượt cạn.
Dinh dưỡng đối với mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn này chính là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể. Để chuẩn bị chào đời. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng. Và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.
- Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường.
- Protein: tăng 18g/ngày.
- Chất béo: chiếm 20 – 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.
- Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
- Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 – 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm …
Mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này như thế nào?
- Chất đạm (Protein):
Chất đạm không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Mà còn đẩy mạnh quá trình sản xuất sữa mẹ. Nên các mẹ không thể bỏ qua protein trong chế độ ăn uống đâu nhé. Ở giai đoạn này, cả đạm động vật và đạm thực vật đều cần thiết cho cơ thể. Đạm động vật có thể được bổ sung thông qua thịt, cá, trứng sữa. Đạm thực vật thì có nhiều trong các loại hạt bí, hướng dương, hạt đậu…
- Chất béo:
Chất béo giúp cho sự phát triển não bộ của thai nhi và giúp cơ thể mẹ hấp thu vitamin tốt hơn. Mẹ nên chú ý sử dụng những loại thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh. Như dầu ôliu, bơ đậu phộng các loại hạt tự nhiên. Thay vì những chất béo bão hòa từ các loại thức ăn nhanh.
- Tinh bột:
Là chất không thể thiếu. Nhưng các mẹ không nên nạp quá nhiều vào cơ thể trong những tháng cuối thai kỳ. Mỗi ngày chị em chỉ nên đưa vào cơ thể lượng tinh bột vừa đủ từ gạo ngũ cốc, khoai, sắn… Để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
- Chất xơ:
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, thai phụ có thể gặp phải một số triệu chứng. Như táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Vậy nên việc bổ sung chất xơ từ rau củ là vô cùng cần thiết cho cơ thể người mẹ.
- Các loại vitamin, khoáng chất:
Vitamin C, sắt canxi là những chất thiết yếu giúp thai nhi phát triển xương mạnh khỏe. Vì khi sinh con canxi từ cơ thể mẹ sẽ chuyển qua con. Nên việc bổ sung canxi còn giúp người mẹ giảm được nguy cơ loãng xương sau này. Các chất này có thể được bổ sung qua hoa quả rau xanh đậu phụ
Các thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong những tháng cuối thai kỳ
Ngoài những chất dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ đã được nêu trên. Cũng có một số loại thực phẩm chị em được khuyên nên hạn chế sử dụng. Để tránh tác động không tốt tới cơ thể và thai nhi:
- Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa)
- Các loại đồ đóng hộp nghèo dinh dưỡng
- Các loại đồ hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đồ ăn quá mặn
- Đồ ăn sống hoặc chưa chín kỹ
- Các loại thực phẩm cay nóng
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá mập cá ngừ cá kiếm cá thu vua)
- Các loại đồ uống chứa caffeine
Hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Chia thành nhiều bữa nhỏ:
Để tránh tạo áp lực lên cơ quan tiêu hóa của cơ thể. Thay vì 3 bữa ăn như thường ngày, các mẹ nên chia nhỏ thành 4-5 bữa ăn một ngày. Mỗi bữa nhỏ cách nhau khoảng 4 giờ là hợp lý nhất. Mỗi bữa ăn đều nên có đủ chất và không nên bỏ bữa, nhịn ăn vì sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Uống nhiều nước:
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, lượng nước các mẹ cần uống một ngày là khoảng từ 2- 2,5 lít. Uống nhiều nước sẽ làm giảm các triệu chứng táo bón và giúp cơ thể trao đổi chất thuận lợi hơn. Khi uống nước không nên uống quá nhiều một lúc mà nên uống từng ngụm nhỏ.
- Uống thuốc bổ vừa phải:
Sử dụng nhiều những loại thuốc bổ sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa và khiến triệu chứng táo bón trầm trọng hơn. Ba tháng cuối cùng là thời điểm quan trọng và nhạy cảm nhất trong thai kỳ, vậy nên lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các bà bầu là điều cần thiết để giúp các mẹ sinh nở thuận lợi.