Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai luôn là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ người phụ nữ nào. Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, tùy theo sự phát triển của bào thai mà người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau sao cho phù hợp. Vào 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi lúc này đã bắt đầu bước vào ổn định, mẹ cũng không còn khổ sở vì ốm nghén, lúc này là lúc cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi tiếp tục lớn lên khoẻ mạnh. Cụ thể người mẹ nên ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho mình và đứa bé trong 3 tháng này như thế nào, thông tin dưới đây sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích.
Nhu cầu dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ của mẹ bầu
Một chế độ ăn uống đúng. Không có nghĩa là thai phụ phải tuân thủ theo một chế độ ăn cứng nhắc để đạt được dinh dưỡng. Và tăng cân phù hợp trong thai kỳ. Để có chế độ ăn uống khỏe mạnh trong thai kỳ. Thai phụ cần ăn nhiều loại thức ăn. Chú ý trong lựa chọn và chế biến thực phẩm và tạo được cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần được đáp ứng năng lượng cho mẹ bầu khi có thai. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên tăng 250kcal/ ngày. Đồng thời chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm…
Nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ là 2.200 kcal/ngày. Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa sẽ cần năng lượng thêm 360 kcal/ngày. Tức là khoảng 2.560 kcal/ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong quá trình mang thai giúp thai phụ tăng cân đều đặn.
Tốc độ tăng cân đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên duy trì ở mức 0,4kg/tuần. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Còn với phụ nữ có cân nặng thấp. Thì tốc độ tăng cân nên giữ ở mức 0,5kg/tuần. Với phụ nữ thừa cân, tốc độ tăng cân phù hợp là 0,3kg/tuần.
Thực đơn dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu tháng thứ 4
Thời điểm này, tình trạng ốm nghén hầu như chấm dứt ở các mẹ bầu. Đây là lúc mẹ bầu cần ăn uống nhiều hơn. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể một cách tốt nhất. Mẹ bầu cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt. Từ thịt gà, các loại đậu, rau màu xanh đậm…Đồng thời tăng cường hấp thụ chất sắt, vitamin C từ các loại hoa quả. Như chanh, cam, dưa hấu. Hay các loại rau như bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hàng ngày. Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn.
Thực đơn dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu tháng thứ 5
Tháng thứ 5 thai nhi phát triển mạnh về não bộ. Bởi vậy chế độ dinh dưỡng cần bổ sung để kích thích cho não bộ của thai nhi phát triển trọn vẹn nhất. Mẹ bầu 3 tháng giữa cần hạn chế ăn quá nhiều thịt, thực phẩm chứa đường trắng. Vì thực phẩm này khiến não bộ thai nhi không linh hoạt, phát triển chậm hơn. Thay vì đó mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA. Như trứng, cá, các loại đậu… Ngoài ra mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt hạn chế tối đa các loại đồ ăn chế biến sẵn.
Thực đơn dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu tháng thứ 6
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh chế độ ăn uống cho mẹ bầu ở tháng này cần:
- Bổ sung các thực phẩm như khoai tây, rau cải trắng, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, trứng, hoa quả để bổ sung sắt đầy đủ cho thai nhi.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi để thai nhi không bị còi xương, yếu răng lợi hay mắc các tật gù bẩm sinh…
- Hạn chế các thực phẩm chứa dầu mỡ, muối để hạn chế phù chân ở mẹ bầu, các huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch về sau.
- Uống thêm vitamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kỳ.
Một số lưu ý mẹ bầu cần biết về dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai phụ dễ thiếu máu thiếu sắt, mẹ bầu ngoài bổ sung qua thực phẩm thì cần đảm bảo đủ chất bằng cách uống viên sắt bổ sung với hàm lượng Sắt nguyên tố 60mg và 400 μg acid folic. Tùy theo sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê viên uống cho phù hợp. bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để hấp thụ tối đa dinh dưỡng đưa vào cơ thể nuôi dưỡng thai nhi. Vì chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể nhiều, nên mẹ bầu cũng nên tăng cường uống nước để tránh tình trạng táo bón.