Axit folic là một loại vitamin nhóm B có tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển của bé khi ở trong bụng mẹ, giúp bé sản xuất hồng cầu và phòng tránh các một số dị tật ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ bầu cần có thực đơn ăn uống hợp lý để bổ sung đủ axit folic vào chế độ ăn hàng ngày. Thiếu axit folic có thể khiến các bé khi sinh ra bị khiếm khuyết, dị tật nguy hiểm. Cụ thể, mẹ bầu cần bổ sung axit folic ra sao, và bổ sung từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên nào để an toàn và hiệu quả, hãy xem bài viết nhé!
Vai trò của axit folic trong phòng tránh dị tật thai nhi
Axit folic rất quan trọng, nếu thiếu dễ gây rối loạn ống dây thần kinh; dị tật bẩm sinh; hội chứng thiếu một phần não ở thai nhi. Theo bác sĩ sản phụ khoa Trần Thị Kim Xuyến. Axit folic là một trong những vitamin B rất cần thiết cho việc sản xuất tế bào mới. Đặc biệt là hồng cầu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy. Axit folic là dưỡng chất rất quan trọng cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Axit này còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai được khuyên bổ sung axit folic vào chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu axit folic nên được luân phiên thay đổi trong bữa ăn hàng ngày. Để bảo đảm nguồn axit folic đủ cho thai kỳ.
Bác sĩ Xuyến khuyến cáo. Tình trạng thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai rất dễ gây ra các bệnh liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh; dị tật bẩm sinh; hội chứng thiếu một phần não ở thai nhi. Tất cả khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Khi hầu hết các bà mẹ đều chưa biết mình đang có thai. Vì vậy, việc bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai là rất cần thiết.
Bổ sung axit folic như thế nào?
Lưu ý việc bổ sung axit folic đường uống có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón. Để hạn chế tình trạng này. Thai phụ nên uống vào thời gian giữa hai bữa ăn. Tuyệt đối không uống chung với trà, cà phê, rượu. Bởi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ axit folic. Sau khi uống, có thể ngậm một viên kẹo hoặc ăn một miếng bánh quy lạc. Để tạo cảm giác dễ chịu, quên đi mùi vị khó chịu. Để hạn chế táo bón, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước mỗi ngày.
Bên cạnh nguồn uống bổ sung, mẹ bầu vẫn nên tập trung nạp folate từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày:
- Măng tây: chứa hàm lượng folate cao nhất trong các loại rau quả. Khi chế biến, bạn nên hạn chế nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất.
- Rau bina: Hàm lượng axit folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Giàu sắt và cực kỳ lành mạnh.
- Lòng đỏ trứng: Vitamin A, vitamin D, axit folic tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà.
- Ngoài ra còn có rau cải xanh, sữa; các chế phẩm từ sữa; đậu tương; các chế phẩm từ đậu tương: Sữa đậu nành, đậu phụ,…, khoai tây; ngũ cốc thô, quả bơ, quả cam… đều là những thực phẩm rất giàu axit folic.
Xem thêm các bài viết khác tại Ẩm thực cho mẹ bầu.