Lẩu Thái là món ăn quá đỗi quen thuộc với chúng ta. đây vừa là món ăn ngon dễ chế biến được nhiều người yêu thích. Vào những ngày se lạnh hay những buổi tụ tập cuối tuần, lẩu Thái là sự lựa chọn hoàn hảo. Lẩu Thái có nguồn gốc từ Thái Lan và du nhập vào Việt Nam từ rất sớm đã tạo nên một trào lưu ẩm thực mới phong phú hơn. Lẩu Thái từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp sum họp gia đình, bạn bè bởi hương vị đặc trưng. Hãy cùng chúng mình khám phá món lẩu Thái và ẩm thực Thái Lan nhé
Tìm hiểu về ẩm thực Thái Lan
Thái Lan là một đất nước tuyệt vời được khách du lịch yêu thích, tới tham quan và khám phá. Thái Lan có nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời; với nhiều ngôi chùa lớn, những công trình kiến trúc độc đáo cổ điển. Ngoài nét tâm linh là điểm thu hút khách du lịch, thì nơi đây còn có nhiều khu vui chơi, mua sắm nổi tiếng; cùng các lễ hội thú vị khác như thả đèn, té nước…Và thật thiếu sót nếu không nhắc đến; nền ẩm thực đặc sắc của đất nước này.
Nhắc tới ẩm thực Thái Lan là nghĩ đến những món ăn độc đáo, mới lạ nhưng đã vươn ra xa khỏi đất nước này. Ẩm thực Thái Lan là sự kết hợp phong phú trong nền ẩm thực; của nhiều nước khác nhau như Indonesia, Myanmar… Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng tới hương vị đặc trưng của Thái Lan; mà nó còn góp phần tạo một nét riêng biệt độc đáo, hấp dẫn rất nhiều du khách tới thưởng thức.
Ẩm thực Thái Lan luôn có đặc điểm chung là sự hội tụ đầy đủ các gia vị trong một món ăn: chua, cay, mặn, ngọt. Dù được chế biến từ những nguyên liệu khác nhau những do cách định lượng hương liệu chuẩn xác; mà mỗi món ăn đều có mùi vị riêng khá đặc biệt.
Ẩm thực vùng miền Thái Lan
Nhắc đến ẩm thực Thái Lan là nhắc đến ẩm thực cung đình xưa; và ẩm thực của 4 vùng miền trên đất nước, mỗi một vùng miền đều có nét đặc trưng riêng biệt trong cách chế biến. Với hai miền Bắc – Đông Bắc do chịu ảnh hưởng từ Myanma – Lào nên món ăn ở đây thường được nấu vừa chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như không có vị ngọt, chua.
Trong khi đó, ẩm thực miền Trung lại là sự kết hợp những món ngon nhất từ các vùng với cách chế biến phức tạp, cầu kỳ hơn, được nấu mềm nhừ và thiên về độ ngọt cũng như cách bày biện món ăn; cũng phải mang tính nghệ thuật cao. Đối với ẩm thực miền Nam, do chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia; nên món ăn sử dụng rất nhiều gia vị và đặc biệt cay nồng.
Hương vị món ăn đậm đà, nét độc đáo trong ẩm thực Thái là sự kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là độ cay. Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng; nhưng lại phối hợp cùng nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi, ngon, hàm lượng chất béo thấp; khiến cho món ăn có sự hài hòa, hấp dẫn. Đôi khi món ăn Thái nóng bỏng, cay xé lưỡi, khi lại là một món chua chua, mằn mặn, … Các món thường không thể thiếu mùi sả và mùi chanh, đó dường như là món quà thiên nhiên dành cho họ, vừa giúp ích cho hệ tiêu hóa; vừa làm sảng khoái tinh thần.
Lẩu thái là gì?
Lẩu Thái hay được gọi đơn giản là lẩu ở Thái Lan, là một biến thể của món lẩu ở Thái Lan và cũng là một trong những đặc sản; và là món ăn truyền thống của xứ này. Lẩu Thái về cơ bản là một món ăn nóng, thực khách nhúng thịt, hải sản, mì và rau vào nồi nước dùng nấu ăn tại bàn; và nhúng nó một hỗn hợp trước trước khi ăn.
Lẩu Thái là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Thái Lan. Hương vị của lẩu Thái không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan; mà cũng đã thịnh hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Món ăn này có điểm chung với món lẩu Nhật Bản (sukiyaki), shabu shabu và món lẩu Trung Quốc. Món lẩu Thái là biến thể nâng cấp từ món canh chua Thái (Tom yung); có tham khảo lẩu Trung Quốc trong nhà hàng phục vụ khách hàng; và cộng đồng người Hoa tại Thái Lan, sau đó dần phát triển ra thế giới.
Lẩu Thái – Món ngon vươn tầm thế giới
Nghĩ tới đây thì không thể bỏ qua món lẩu Thái khá nổi tiếng của đất nước này. Lẩu Thái chẳng còn hiện diện ở Thái Lan, mà đã vươn ra khỏi tầm tạo nên nét ẩm thực; cho nhiều đất nước khác, trong đó có Việt Nam. Lẩu Thái là một món ăn được nhiều người yêu thích. Từ những quán lề đường cho tới nhà hàng sang trọng, hay những bữa tiệc tân gia, picnic món ăn này đều có một suất dừng chân nhất định. Chẳng có gì lý giải hết, chỉ đơn giản là món ăn có hương vị chua cay rất hợp khẩu vị; của hầu hết thực khách.
Đặc trưng của lẩu Thái không thể thiếu được vị cay của ớt tươi, vị thơm của gừng, sả cùng lá chanh, vị ngọt từ nước hầm xương, những nguyên liệu tươi sống của hải sản như cua, mực, tôm, sò, cá…Và không thể thiếu những món rau tươi ăn kèm như nấm, rau muống, rau cải…. Lẩu Thái du nhập vào nhiều nước thì có thể được biến tấu; cho hợp với khẩu vị của đất nước đó. Nếu không thích ăn cay thì có thể bớt phần ớt tươi, nếu thích ăn chua, có màu đỏ đặc trưng thì thêm chút cà chùa, thêm vị chua của me; nhưng chung quy thì hương vị chua cay của món lẩu là không thể khác đi được.
Sự kì công để nấu nồi lẩu Thái đúng chuẩn
Để có một món lẩu Thái chua cay thơm ngon đúng chất cũng là sự chuẩn bị khá kì công. Nào là phải tìm những nguyên liệu cho món nước dùng, nguyên liệu hải sản nào tươi sống tốt nhất, lúc nấu thì phải ước lượng số lượng người dùng, khi nêm nếm thì không quá lạc cũng không quá chua; mà cũng không quá mặn, nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon.
Do đó, mà nhiều người giờ muốn tiết kiệm một chút thời gian, họ sẽ mua những gia vị lẩu Thái có sẵn ở những siêu thị để nêm nếm. Những gia vị lẩu Thái này cũng được chế biến từ những nguyên liệu như sả, ớt, tỏi, gừng…nên sẽ có hương vị như món lẩu Thái thông dụng. Khi cho các gia vị lẩu Thái vào thì người chế biến cũng nêm lại một chút muối, bột ngọt…sao cho món ăn có hương vị phù hợp nhất.
Tùy theo nhu cầu, mà lẩu Thái thường ăn kèm có bún tươi, mì vắt hay mì gói. Nếu ăn kèm với bún thường nước lẩu có vị ngọt hơn vị chua; để chung hòa với vị chua của bún tươi. Nếu ăn kèm với mì gói thì nước lẩu có vị chua cay lạc hơn; vì trong mì gói có độ mặn, khi nấu vào chung với nồi lẩu sẽ kết hợp cho hương vị đậm đà. Nhiều người thì thích ăn lẩu chua cay với mì vắt, vì không chiên nhiều lần nên không có mùi dầu; hay vị mặn khi kết hợp lại có vị dai dai giúp bạn tận hưởng đầy đủ hương vị đậm đà của món lẩu.