Ai cũng biết khi mang thai, chúng ta phải chú trọng ăn uống và bồi bổ dinh dưỡng để có sức nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho cả con và mẹ. Đó cũng là nguyên nhân mà nhiều bà mẹ thường tích ăn rất nhiều để nuôi thai, đồng thời là nguyên nhân của rất nhiều mẹo truyền tai nhau mà đôi khi thực tế lại hoàn toàn không hợp lý. Điều quan trọng của chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu lúc này là dinh dưỡng một cách khoa học. Điều đó mới giúp mẹ khỏe mạnh và bé được phát triển tốt, thuận lợi, cụ thể, các mẹ cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây nhé!
Cần có bữa ăn đủ dinh dưỡng theo khoa học
Suy nghĩ ăn gấp đôi cho 2 người, tăng cân quá mức, bổ sung quá nhiều đạm nhưng lại thiếu hụt vi chất… Là những sai lầm thường gặp của mẹ bầu trong 40 tuần thai kỳ. Dinh dưỡng cho mẹ bầu có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển của thai nhi. Trước và sau khi chào đời. Mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn khoa học của chuyên gia dinh dưỡng. Thay vì lối suy nghĩ sai lệch “ăn cho hai người”. Những lưu ý dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Trong khi nhiều mẹ bầu bỏ bữa vì nghén. Không ít chị em cố ăn gấp đôi để bổ sung dưỡng chất. Dù ăn nhiều hay ít. Dinh dưỡng trong 40 tuần thai cần phải khoa học. Khẩu phần ăn hàng ngày đòi hỏi đủ 4 nhóm chất. Gồm 15% đạm, 60-65% bột đường, 20-25% chất béo cùng các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Đạm thường có trong các loại thịt nạc, tôm, cua, cá và một số thực vật họ đậu. Tránh các loại đồ biển chứa nhiều thủy ngân (cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình) có hại cho trí não trẻ. Bột đường dễ tìm thấy trong ngũ cốc như cơm, bánh mì, bún và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Khoảng 6 thìa dầu hạt cải hoặc dầu ô-liu cung cấp đủ chất béo mỗi ngày. Trong khi đó, trái cây, rau củ tươi lại giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ cần tránh một số loại thực phẩm dọa sảy thai hoặc sinh non. Như dứa, nhãn, rượu bia, cà phê, đồ tái sống, dưa muối, sữa chưa tiệt trùng…
Lưu ý tăng cân phù hợp
Trong cả thai kỳ, nếu bạn tăng cân quá ít thì có thể dẫn tới tăng tỉ lệ sinh non. Thậm chỉ sảy thai. Hoặc có thể mắc suy dinh dưỡng bào thai. Khiến trẻ sinh ra sẽ ảnh hưởng phát triển thể chất, dễ mắc bệnh và phát triển chậm. Tuy nhiên, nếu tăng cân vượt quá mức khuyến cáo. Mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải những nguy cơ như: mắc tiểu đường thai kỳ; tăng huyết áp khiến thời gian chuyển dạ kéo dài; nguy cơ sinh non, sinh mổ cao; gây hình thành cục máu đông trong thời kỳ hậu sản; thai nhi lớn hơn mức trung bình, gây rủi ro khi sinh.
Nhu cầu tăng cân của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Nếu mẹ bầu vốn thiếu cân. Nên bổ sung dinh dưỡng để tăng khoảng 15-18 kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với chị em có sức khỏe bình thường, mức tăng 10-12 kg là phù hợp. Mẹ bầu dư cân chỉ nên tăng 6-8 kg. Chị em cần khám sức khỏe định kỳ. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để lập kế hoạch tăng cân khoa học.
Chú ý về dinh dưỡng cho thai nhi
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ thường chú ý nhiều tới cân nặng. Mà ít lưu ý trọng tới dinh dưỡng cho thai nhi. Các nghiên cứu cho thấy. Giai đoạn trong bụng mẹ là thời kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Não bộ bắt đầu phát triển đều từ tuần thứ 3 thai kỳ đến khi chào đời. Ở 3 tháng cuối, não bé phát triển nhanh nhất. Có thể đạt 25% trọng lượng não người trưởng thành. Vì vậy, mẹ nên tận dụng 40 tuần thai kỳ. Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày. Để bổ sung đúng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não.
Dinh dưỡng đầy đủ có thể giúp não bộ phát triển tối đa và toàn diện trên 4 khía cạnh là trí thông minh, khả năng vận động, cảm xúc và giao tiếp. Công thức dưỡng chất tốt cho trí não mà mẹ cần bổ sung hàng ngày gồm 150-200 mg DHA, 450 mg choline và 600 mcg acid folic. DHA có nhiều trong cá hồi, trứng, thịt…; choline có trong các loại rau xanh thẫm…; acid folic thường gặp trong gan động vật, ngũ cốc nguyên cám, bột mì, cam, bưởi, rau có lá xanh thẫm…
Nếu chế độ ăn thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu nên bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng cung cấp đầy đủ DHA, acid folic, choline cùng các dưỡng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D và B…
Xem thêm các bài viết khác tại Ẩm thực cho mẹ bầu.