Khi cai sữa cho con thì người mẹ cần phải chú ý là nên tiến hành từng bước một. Đồng thời kèm với đó là tăng thêm thức ăn phụ và giảm từ từ số lần cho con bú. Lưu ý là thời gian cho con bú cũng cần phải giảm đi để tránh cho trẻ cảm giác bị thiếu và khó chịu trong người do thèm sữa mẹ. Mẹ chú ý là nên tăng dần số bữa ăn của con thay thế cho việc số cữ bú mẹ giảm đi. Có thể thay thế sữa mẹ bằng một bình sữa bò cho con uống bột vị ngọt, bột vị mặn cũng được. Bài viết ngày hôm nay trong phần Dinh dưỡng cho bé chúng tôi sẽ tổng hợp những thực phẩm cần bổ sung cho bé cai sữa.
Lưu ý về thực đơn ăn uống hằng ngày cho bé cai sữa
Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ phải đầy đủ chất xơ, vitamin, chất béo, tinh bột và chất đạm. Mẹ hãy chú trọng nhiều hơn đến các loại thực phẩm có mùi vị thơm ngon. Giàu dinh dưỡng để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Cho trẻ ăn dần dần, ít một, thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị ngán. Mẹ lưu ý không ép trẻ ăn quá nhiều. Vì có thể vô tình sẽ khiến con có tâm lý sợ ăn, lâu dần thành biếng ăn, lười ăn.
Thời điểm thích hợp cho trẻ cai sữa là khi mẹ cảm thấy đầu của trẻ đã cứng cáp. Không cần phải đỡ tay sau gáy. Hoặc một số dấu hiệu khác như trẻ có thể ngồi vững. Mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Trẻ thấy khó chịu sau khi bú mẹ, trẻ thường xuyên tỉnh giấc vì đói… Giai đoạn này, mẹ cần chú trọng đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé. Để giúp con thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh nhất.
Thường xuyên thay đổi thực đơn với đa dạng các món ăn. Để trẻ có hứng thú với chuyện ăn uống hơn. Cùng với đó, mẹ hãy cho trẻ uống sữa bò để đảm bảo trẻ không bị thiếu chất. Đồ ăn cho trẻ cần phải được nấu mềm hoặc xay nhuyễn. Để trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa hơn.
Những thực phẩm cần bổ sung cho bé cai sữa
Trong quá trình chế biến các món ăn cho trẻ. Mẹ nên tránh nêm các loại gia vị như tiêu, ớt, bột ngọt, muối… Quá nhiều vì nếu không hợp khẩu vị trẻ sẽ khó ăn hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng quá nhiều dầu mỡ động vật khi chế biến món ăn cho trẻ.
Thực đơn của trẻ cần có đầy đủ chất xơ, vitamin, tinh bột, đạm, chất béo. Và và vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ…) chất béo (dầu, mỡ). Và các loại rau quả chứa nhiều vitamin. Khi mới cai sữa không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ khiến bé có cảm giác khó chịu. Dễ nôn, trớ và có tâm lý sợ ăn. Để bé ăn uống ngon miệng hãy chia thành nhiều bữa trong ngày và thường xuyên đổi thực đơn cho bé.
Bổ sung rau củ để bé hấp thụ chất xơ
Những loại rau củ mẹ chọn làm thực phẩm cho trẻ cai sữa nên có hương vi ngọt tự nhiên (xay nhuyễn là tốt nhất). Chẳng hạn như cà rốt rất giàu beta-caroten rất phù hợp cho chế độ dinh dưỡng cho bé bắt đầu cai sữa. Ngoài ra mẹ cũng có thể lựa chọn thêm các loại rau củ khác như khoai tây, bí đỏ, của cải… để có sự đa dạng trong chế biến món ăn cho trẻ. Đây đều là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và hiếm khi gây kích ứng.
Bổ sung trứng, thịt, cá để bé có protein
Trứng, thịt, cá là những thực phẩm không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày mẹ chế biến cho trẻ. Trứng rất giàu protein, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kĩ, vì có thể là nguyên nhân làm cho trẻ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng. Trong cá có chứa omega-3 rất tốt cho sự phát triển của trí não trong những năm tuổi đầu đời. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ hãy chọn những loại cá không có chứa thủy ngân như cá tuyết, cá ngừ, cá mòi… để giảm nguy cơ trẻ bị ngộ độc.
Bổ sung thêm lợi khuẩn cho bé cai sữa
Khi mới bước sang giai đoạn cai sữa, trẻ rất dễ rơi vào trạng thái biếng ăn, kém hấp thụ, mắc phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng… Do vậy việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ lúc này là rất cần thiết. Một hệ tiêu hóa chỉ thực sự khỏe mạnh khi có tỉ lệ lợi khuẩn là 85%, và hại khuẩn là 15% (tỉ lệ cân bằng).
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho con bằng cách cho con sử dụng men vi sinh để luôn đảm bảo được sự cân bằng trong đường ruột. Việc này không những có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn phòng ngừa được các bệnh về tiêu hóa, bảo đảm cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh.