Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng trẻ em càng mũm mĩm thì càng đáng yêu, và không ít người nghĩ trẻ béo phì đồng nghĩa với khỏe mạnh. Chính vì vậy mà có rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng an tâm khi con mình có cân nặng vượt chuẩn. Thế nhưng các ông bố bà mẹ này không biết rằng trẻ đã bị hoặc là đang bị thừa cân béo phì.
Với quan niệm con béo mới khỏe cùng với đó là thói quen cho trẻ ăn rất nhiều để nhằm mục đích bù vào năng lượng thiếu hụt những thời điểm mà con ốm đau. Cho nên họ đã ra sức ép con ăn uống thả ga mà không hề có chế độ dinh dưỡng nào cả. Vì vậy bài viết này của chúng tôi sẽ tập hợp những điều quan trọng mẹ cần lưu ý khi nuôi trẻ béo phì.
Cần phát hiện trẻ bị béo phì để có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, năm 2019 tỷ lệ trẻ em bị béo phì tại Việt Nam tăng đột biến lên đến 41%. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thừa cân béo phì ở trẻ có thể dẫn tới thói quen ăn uống xấu và một số nguy hiểm về bệnh đường ruột, máu nhiễm mỡ, hệ tiêu hóa trong tương lai. Chính vì vậy, ba mẹ cần hết sức lưu ý và có chế độ dinh dưỡng cho bé bị béo phì để hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Nhầm lẫn giữa béo phì với đáng yêu và khỏe mạnh, một số ba mẹ đang áp dụng cách dạy con và chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu hợp lý, dẫn tới tình trạng bé lười vận động, thừa cân ngày càng trầm trọng. Vậy làm thế nào để xác định bé nhà mình có đang bị béo phì hay không? Ba mẹ có thể dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối lượng cơ thể, được tính bằng cách chia tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao của bé (BMI của trẻ = cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Nếu chỉ số lớn hơn 23, bé đang nằm ở giai đoạn thừa cân, tiền béo phì.
Những lưu ý quan trọng trong thực đơn của trẻ béo phì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì ở trẻ, trong đó 2 lý do chính là do bé ăn quá nhiều những loại thực phẩm không lành mạnh và thiếu vận động. Trẻ béo phì có thể mắc phải một số bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm phổi ở trẻ em, những bệnh lý liên quan đến xương,… Chính vì vậy, ba mẹ cần chọn ra một chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp, khoa học nhất để giảm tình trạng béo phì. Đối với những trẻ có chỉ số BMI cao, ba mẹ cần ngay lập tức thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Thay vì chọn cách cắt bớt khẩu phần ăn, ba mẹ cần thay đổi một cách khoa học theo những hướng dẫn sau đây:
Cung cấp nhiều rau xanh và giảm dầu mỡ cho bé
Bước đầu trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Ba mẹ hãy cho bé ăn đủ bữa nhưng đừng quên loại bỏ những loại thực phẩm không lành mạnh. Như: bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có gas… mà thay vào đó là những loại rau xanh và hoa quả như: súp lơ, cải bắp, táo… Bé cũng cần hạn chế những món ăn chiên rán và đặc biệt là thức ăn nhanh, bổ sung thêm các loại thực phẩm được chế biến thịt nạc, cá, thịt gà… bằng phương pháp nướng, luộc hoặc hấp.
Thời gian ăn phải khoa học
Hãy giữ trẻ tập trung khi dùng bữa, tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng. Hay xem tivi để giúp bé cảm nhận mùi vị thức ăn và có cảm giác no. Hạn chế ăn vặt, chỉ ăn những bữa chính trong ngày. Đồng thời cha mẹ cũng không nên giảm ngay lập tức khẩu phần ăn. Mà nên giảm từ từ, mỗi ngày giảm một ít để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa
Một nguyên nhân khiến trẻ béo phì ăn luôn miệng chính là cảm giác đói bụng. Mặc dù mới vừa ăn nhưng trẻ vẫn có cảm giác đói. Thèm các món ăn ngọt, nhiều đường, nhiều chất béo. Để trẻ giảm cảm giác đói bụng và thèm ăn. Ba mẹ nên chia nhỏ số bữa ăn trong ngày. Ngoài các bữa chính, có thể cho bé ăn thêm bữa phụ. Nhưng tuyệt đối không nạp chất béo vào những bữa này. Bạn có thể cho bé ăn hoa quả, sữa chua… để hạn chế cơn thèm ăn.
Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung đạm đảm bảo lượng Protein cần thiết. Bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ. Như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, phomai, trứng. Sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ. Lượng protein cần thiết mỗi ngày cho trẻ thừa cân béo phì. Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần ít nhất 40g protein mỗi ngày. Trẻ từ 1-3 tuổi cần 19-25g, còn trẻ lớn hơn cần tới 25-40g chất đạm mỗi ngày.
Nên cho trẻ béo phì vận động thường xuyên
Trẻ con thường rất hiếu động, nhưng bé béo phì lại lười vận động. Vì vậy ngoài thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Cha mẹ cần khuyến khích con mình vận động nhiều hơn. Bằng những cách như cho trẻ dọn dẹp nhà cửa chung với gia đình. Tham gia các câu lạc bộ như bơi lội, cầu lông, võ thuật… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên quy định thời gian xem tivi. Chơi điện thoại… của trẻ. Tuyệt đốt không để con cả ngày dán mắt vào màn hình vi tính. Vì như thế không những trẻ dễ tăng cân mà còn ảnh hưởng thị lực. Không an toàn cho trẻ em.
Với những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé bị béo phì trên đây. Chúng tôi hy vọng ba mẹ đã có thể giúp bé cải thiện tình trạng thừa cân một cách hiệu quả. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để chăm sóc, nuôi dạy bé yêu thật tốt nhé!