Chế độ ăn của trẻ em nhất định phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Đó chính là các nhóm chất như bột đường, chất béo, chất đạm và cuối cùng là vitamin & khoáng chất. Thế nhưng các bố mẹ cũng vẫn nên chú trọng cho con mình ăn các loại đồ ăn có chứa những loại vi chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đến sức khỏe của hệ xương để trẻ không bị thiếu chất. Cụ thể đó là các hoạt chất canxi, vitamin D, phốt pho, sắt và chất kẽm. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về dinh dưỡng cho trẻ còi xương nhé.
Như thế nào là trẻ bị còi xương?
Tại Việt Nam có đến 10% trẻ em dưới 3 tuổi bị còi xương. Và đây đang là căn bệnh phổ biến gây ra nhiều biến chứng về sau cho trẻ. Bởi vậy, việc nhận biết trẻ còi xương và có được chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều vô cùng cần thiết để ngăn ngừa sự nguy hiểm do bệnh còi xương gây ra.
Còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ sinh thiếu cân, sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng,…
Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng,…Trường hợp bệnh nặng, trẻ bị biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, có chuỗi hạt sườn, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, chân vòng kiềng, chữ bát,…
Làm thế nào để phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ?
Để phòng bị còi xương ở trẻ, mẹ mang thai nên ăn các thực phẩm giàu canxi. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hằng ngày cho trẻ tắm nắng khoảng 10 – 15 phút trước 9 giờ sáng. Cho trẻ ăn nhiều các món giàu canxi, phốt pho như trứng, cá, tôm, cua, ngao, sò, ốc và sữa, pho mát. Nếu cần, nên bổ sung vitamin D, canxi cho trẻ dưới dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Nhà ở của trẻ phải có đủ ánh sáng. Nếu trẻ bị mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp,…cần được chữa trị sớm.
Dinh dưỡng cho bé thiếu cân, còi xương
Cho bé ăn cháo cá
Mẹ có thể cho bé ăn cháo cá quả theo công thức: Cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày. Ăn cách ngày.
Cho bé ăn cháo tôm
Cháo tôm: Tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả tuyệt vời.
Song song đó, bố mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ ra ngoài vận động. Tắm nắng để tổng hợp nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Đồng thời cũng nên quan tâm. Chú ý đến những thay đổi của trẻ để có sự can thiệp kịp thời. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những năm đầu đời. 70% trẻ em có thể tránh được bệnh còi xương nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý được xem là yếu tố “then chốt” trong việc hỗ trợ và phát triển cơ xương khớp của trẻ một cách tốt nhất.
Dinh dưỡng cho trẻ còi xương cần được quan tâm và theo dõi để con trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Hãy trở thành bà mẹ thông thái bằng cách đồng hành cùng chúng tôi. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!