Đến với Bình Định, bên cạnh miếng bánh ít lá gai và rượu bầu đá cay nồng thì nem chợ huyện cũng là món đặc sản nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua. Nen chợ huyện từ lâu đã nổi tiếng gần xa với hương vị thơm ngon đặc trưng miền đất võ. Miếng nem vừa vặn, hương vị chua chua, cay thanh kết hợp với sự nồng nàn của gia vị mang đến cho bạn cảm giác ngon trọn vị. Đồng thời, nem chợ huyện là làng nghề truyền thống của Bình Định nên miếng nem vẫn giữ được hương vị truyền thống. Cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin về đặc sản nem chợ huyện Bình Định nhé!
Nem chợ huyện là đặc sản nổi tiếng thường được mua làm quà biếu nhân dịp lễ, Tết
Giữa đường chu du xứ nẫu Bình Định, nhắm miếng nem Chợ Huyện ngon ngót, đậm đà. Và kết hợp với chén rượu Bàu Đá. Thật khinh khoái với đặc sản nơi quê hương ông tổ nghệ thuật tuồng Đào Tấn. Làng nem Chợ Huyện thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định). Hương vị nem nơi đây đã lâu rồi vang xa như là “đại biểu” nem miền Trung. Với phong cách đậm đà, ý vị của đồng đất xứ Nẫu.
Cơ sở Bốn Lai là một trong những địa chỉ sản xuất nem lâu đời nhất ở Chợ Huyện. Vợ chồng cô chủ trẻ Trần Như Tuyền là đời thứ 3 của gia tộc kế thừa thương hiệu nem Bốn Lai. Mỗi ngày, với hàng chục nhân công, cơ sở này chế biến hàng trăm kg các loại nem chua, chả lụa, chả bò, chả dăm, chả bầu, tré…
Mùa làm hàng Tết thì lượng sản phẩm gấp 4 – 5 lần ngày thường, mới đủ cung ứng cho các mối đặt hàng. Nhất là nem chua, phải ra trên 10.000 chiếc nem mỗi ngày. Tấp nập các công đoạn chọn nhập thịt heo, bò, lá chuối, lọc rã thịt, gia vị, quết, gói nem… từ sớm đến khuya ở cơ sở Bốn Lai.
Đặc điểm hấp dẫn của Nem chợ huyện Bình Định
Theo chị Tuyền, nguyên tắc để giữ tiếng lò nghề là phải chọn các loại thịt và nguyên phụ liệu loại tuyệt hảo nhất. Để có miếng nem ngon, khâu quan trọng là liều lượng gia vị hợp lý. Và vừa miệng nhất với đa số người ăn. Khác biệt của nem Chợ Huyện là việc dùng lá ổi để gói nem. Lá ổi tươi hái từ vườn, được lau từng chiếc bằng khăn sạch (nếu rửa bằng nước vì sẽ mất vị thơm của lá). Chính lá ổi góp phần hút ẩm, làm khô ráo chiếc nem, và lá ổi cũng là một thảo dược hỗ trợ tiêu hóa “thần sầu”. Nem được gói xong khoảng 3 – 4 ngày thì có thể đem ra thưởng thức.
“Giữ chữ tín khó lắm nên gia tộc luôn dặn nhau ngày càng nâng cao chất lượng từng chiếc nem. Ví như, có thể tăng tiền công nhưng không thể chấp nhận chuyện “véo” bớt thịt ở mỗi chiếc nem. Chẳng hạn, 10 chiếc nem (chưa gói lá) là 1,4 lạng thịt, nếu bị “ngắt, véo” sẽ còn chỉ 1 lạng. Mối hàng, khách sành điệu họ tinh ý lắm…”, chị Tuyền nói.
Khoảng 1 cây số dọc quốc lộ 19 ở trung tâm Chợ Huyện bây giờ đã hình thành một phố ẩm thực “đối chứng” đông vui. Theo UBND xã Phước Lộc, phố nem chả Chợ Huyện đã hình thành từ lâu. Nhưng trở nên bài bản, sầm uất trong khoảng mươi năm trở lại đây. Xung quanh phố ẩm thực đã hình thành các vệ tinh cung cấp thịt heo, bò, rau, gia vị. Và hàng loạt nguyên phụ liệu “ngành” nem, chả, tré, bánh cuốn, bún thịt nướng.
Nem chợ huyện còn là làng nghề truyền thống lâu đời
Với trên 20 cơ sở sản xuất nem chả gia truyền và hàng trăm cơ sở ẩm thực đặc sản. Phố nem Chợ Huyện đã thành điểm đến thú vị của du khách. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để người dân thuận lợi mở mang làm ăn. Và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm “giữ tiếng” thương hiệu lớn của đất Bình Định.
Rất nhiều gia đình làng nghề đã nắm bắt cơ hội làm ăn, thu nhập ổn định, đời sống khá giả lên trông thấy. Nhiều người gốc Tuy Phước đã trở về đầu tư sản xuất kinh doanh đặc sản. Họ liên kết đưa nem Chợ Huyện – rượu Bầu Đá đến các đại lý chi nhánh trong và ngoài nước.
Theo nhà nghiên cứu Ngô Hồng Sơn (Bình Định), vùng Chợ Huyện xa xưa là nơi tập trung khá đông các gia tộc quyền quý. Dần phát sinh nhu cầu “ăn ngon”, quy tụ đặc sản đất võ. Thế là những vắt nem dân dã xứ Nẫu được “đào sâu, nâng cấp” hình thành nên tiếng vang của thương hiệu nem Chợ Huyện. Cứ thế thăng trầm, gìn giữ qua bao nhiêu nắng mưa lịch sử.
Phố ẩm thực Chợ Huyện giờ đây đã trở thành điểm đến mỗi ngày của người dân Bình Định và khách du khắp nơi. Với vị trí cách thành phố Quy Nhơn chưa đầy 20 km, nằm kề thị xã An Nhơn. Chợ Huyện dập dìu thực khách mỗi ngày, đặc biệt là những dịp cuối tuần, lễ tết. Nhất là từ khi các điểm lưu niệm về danh nhân Đào Tấn ở Phước Lộc đang được chú trọng tôn tạo…
Đặc điểm phân biệt Nem chợ huyện với các vùng khác
- Nem chua Bình Định ngon là nhờ vào cách chế biến công phu. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là thịt heo. Thịt, phải là thịt heo cỏ 6-8 tháng tuổi, cân nặng chừng 60kg trở lại.
- Heo có thịt săn nhiều nạc, màu đỏ sẫm. Thịt nạc phải săn, tươi, được cắt theo chiều ngang thớ thịt chừng 3cm. Thái nhỏ, để ráo nước rồi mới cho vào cối quết.
- Để nem Bình Định được ngon, dai, giòn, người làm phải quết liên tục. Không có thời gian nghỉ tay lâu, chỉ dừng lại khi thịt đã “chín”.
- Mỗi cối thịt chỉ nặng chừng vài ký. Trong lúc quết, họ còn cho thêm gia vị đường và muối theo một tỷ lệ nhất định.
- Khi thịt đã chín, nhuyễn người ta cho tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ như hạt lựu. Sau đó vo lại thành viên gói bằng lá ổi, bao lớp ngoài bằng lá chuối.
- Nhiều chuyên gia giải thích nem Bình Định lá ổi vốn có vị chát. Khi thịt lên men kết hợp vị chát đó sẽ tạo ra thứ hương vị mê hoặc lòng người.
- Nem chả Bình Định không sử dụng phụ gia tạo độ dai nhưng vẫn có được độ dai giòn, vị ngon đậm đà xứ Nẫu.
Cách ăn và bảo quản nem chợ huyện
Cách ăn nem chợ huyện Bình Định
- Nem chợ huyện nướng dưới than hồng tỏa ra hương vị thơm ngào ngạt. Người nướng trở đều tay để nem chín vàng đều
- Nem nướng Bình Định ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo. Nước chấm xì dầu, vài múi tỏi, trái ớt, bánh tráng và không thể thiếu chai “rượu bầu đá” bên cạnh
Nem chợ huyện Bình Định để được bao lâu
- Nem chợ huyện sau khi gói khoảng thời gian 2-3 ngày là nem chín. Bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 1 tháng.
- Nếu không có tủ lạnh, bạn để nem chua ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được từ 7 – 10 ngày.
- Vì không sử dụng chất bảo quản và làm theo phương pháp thủ công. Nên sử dụng nem trong thời điểm này là ngon nhất