Tìm hiểu lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Cảnh quan tỉnh Điện Biên

Xá Khao, Xá Xú, Xá Đơn, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá A Ỏ, Xá Bung, Quảng Lâm là các tên gọi khác nhau của người Kháng. Tuy nhiên, tên gọi chính thức được sử dụng cho cộng đồng người này là dân tộc Kháng – một trong 54 dân tộc của Việt Nam. Người Kháng nói tiếng Kháng thuộc ngữ hệ Khơ Mú, ngữ hệ Môn-Khmer. Ngôn ngữ của họ khá giống với tiếng Xinh Mun, còn được gọi là Puộc. Ở nước ta, người Kháng sinh sống chủ yếu ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Theo điều tra dân số năm 1999, có 10.272 người Kháng. Đến năm 2009, con số đó lên tới 13.840 người.

Người ta cho rằng Điện Biên, Sơn La, Lai Châu là nơi cư trú ban đầu của người Kháng. Nhưng ngày nay, họ đã phân bố ở 25 tỉnh thành do nhu cầu riêng về đời sống, kinh doanh và công việc của họ. Tại Điện Biên hàng năm, dân tộc Kháng tổ chức Lễ Pang Phoónng. Bạn đã biết ý nghĩa của lễ hội này chưa, theo chân chúng tôi để tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

Lễ Pang Phoónng – Nét đặc trưng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoónng
Lễ Pang Phoónng – Nét đặc trưng của dân tộc Kháng

Đến nay, dân tộc Kháng ở Điện Biên vẫn gìn giữ được các nét văn hóa đặc sắc. Giữ gìn về phong tục, tập quán, truyền thuyết. Qua các Lễ cơm mới, Xên Pang ả, Pang Phoóng… Lễ Pang Phoónng là một trong những nghi lễ sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống. Lễ hội được trao truyền từ nhiều đời nay. Và đã trở thành di sản văn hóa độc đáo tiêu biểu của dân tộc Kháng, dòng họ Lò, Ngành Khul. Lễ hội chứa đựng và phản ánh những nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa, đời sống, kinh tế của dân tộc Kháng. Qua các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, diễn xướng, dân ca, phong tục, tín ngưỡng.

Đây là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh được nảy sinh trong cuộc sống, lao động sản xuất. Là chỗ dựa tinh thần để mỗi người hướng về tổ tông, dòng tộc, các vị thần. Để gửi gắm niềm tin, cầu mong một cuộc sống bình an, khỏe mạn, sung túc và củng cố sức mạnh cộng đồng.

Lễ Pang Phoónng diễn ra trong thời gian nào?

Theo phong tục truyền thống, Lễ Pang Phoóng của dòng họ Lò (ngành Lò Khul), dân tộc Kháng được tổ chức hai hoặc ba năm một lần. Tổ chức vào khoảng tháng 11-12 (dương lịch). Ngày làm Lễ Pang Phoóng thường được chọn vào ngày rằm. Lễ hội được tổ chức trong hai ngày. Tổ chức tại nhà trưởng họ hoặc một gia đình trong dòng họ Lò. Thầy cúng-người chủ trì hành lễ phải là người trong dòng họ Lò, ngành Lò Khul. Cũng là người am hiểu về nguồn gốc, lịch sử dòng họ mình. Đây thường là trưởng họ của dòng họ Lò Khul.

Lễ hội gồm hai phần chính: Phần lễ và phần hội. Nghi lễ cúng diễn ra tại nhà trưởng họ hoặc gia đình có điều kiện trong dòng họ Lò Khul. Với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Phù hộ mọi người gặp nhiều điều may mắn, khỏe mạnh. Phần hội sẽ gồm các hoạt động vui chơi, hát múa. Hoạt động do con cháu trong dòng họ Lò Khul và bà con dân bản chung vui.

Lễ Pang Phoónng – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

lễ Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của người Kháng huyện Tuần Giáo
Lễ Pang Phoónng – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Pang Phoóng, UBND huyện Tuần Giáo cần có chương trình hành động với những giải pháp cụ thể. Để tiếp tục bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Pang Phoóng (Lễ tạ ơn). Và các di sản đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện. Quan tâm tới các nghệ nhân, người uy tín, già làng, trưởng bản. Thực hiện các chương trình, dự án về công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy. Về các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Lựa chọn hỗ trợ xây dựng bản văn hóa của người Kháng, có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Tiếp tục tạo điều kiện để dân tộc Kháng tham quan học tập, giao lưu quảng bá. Để giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc mình đồng bào dân tộc trong cả nước. Được biết, tỉnh Điện Biên hiện có một di sản Thực hành Then của người Thái được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra còn có 12 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có lễ Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của người Kháng huyện Tuần Giáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *