Tìm hiểu vẻ đẹp trường tồn của bảo vật quốc gia Cửu đỉnh Huế

bảo vật quốc gia Cửu đỉnh Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc lập hồ sơ bảo vật quốc gia Cửu đỉnh đề nghị công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Các hồ sơ sẽ được trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét và đề xuất trước khi xin UNESCO công nhận. Những chiếc bình còn nguyên vẹn được đặt bên trong Miếu Tổ trong Hoàng thành Huế (Đại Nội) hơn 200 năm đều được đúc bằng đồng. Mỗi chiếc cao khoảng 2m và nặng tới 2.600 kg để tưởng nhớ một vị vua triều Nguyễn, trị vì Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945. Chúng được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012. Và được coi là tác phẩm bằng đồng có giá trị nhất Việt Nam. Biểu tượng nổi bật của triều đại và sự giàu có bất diệt của đất nước. Vẻ đẹp trường tồn của bảo vật quốc gia Cửu đỉnh Huế vẫn tồn tại theo thời gian. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Cửu đỉnh Huế gắn liền với Thụy hiệu các vua nhà Nguyễn

Cửu đỉnh Huế có giá trị cao về mặt văn hóa và lịch sử của dân tộc
Cửu đỉnh Huế gắn liền với Thụy hiệu các vua nhà Nguyễn

Cửu đỉnh là 9 đỉnh bằng đồng được khởi công chế tác vào cuối năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng. Và hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục hoàn thiện. Trước khi đúc, triều đình tổ chức lễ cáo, đúc xong đưa tới đặt trước sân Thế Tổ Miếu. Với bên trong Hoàng Thành Huế, sau lưng Hiển Lâm Các, làm lễ tạ. Từ đó đến nay, Cửu đỉnh vẫn tồn tại nguyên vẹn ở vị trí này. Là bản nguyên gốc và duy nhất, chưa từng được sửa chữa. Và điều đặc biệt, Cửu đỉnh gắn liền với thụy hiệu của các vua nhà Nguyễn. Được đặt ở vị trí đối diện với án thờ các vua bên trong Thế Tổ Miếu.

Cửu đỉnh Huế là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và ấn tượng. Có giá trị cao về mặt văn hóa và lịch sử của dân tộc. Chứa đựng những nội dung tư tưởng của một thời đại. Là tâm tư và ý niệm của con người về đất nước, về vũ trụ và thiên nhiên. Trên Cửu đỉnh đã khắc họa nhiều hình ảnh về các cảnh vật rất thật. Và thân quen với người Việt trải dài từ Bắc chí Nam. Tạo nên bức tranh thiên nhiên giàu đẹp của đất nước. Như: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, cây cối, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền…

Cửu đỉnh – Cuốn sách ảnh về sinh học Việt Nam

Cửu đỉnh Huế chạm khắc khá chi tiết và nổi bật
Cửu đỉnh – Cuốn sách ảnh về sinh học Việt Nam

Cửu đỉnh cũng được xem như một bộ cẩm nang sinh học Việt Nam. Có minh họa và chú thích đầu tiên của nước ta về sự đa dạng sinh học. Trong số 162 họa tiết chạm nổi trên Cửu đỉnh, có tới 90 hình ảnh là về các loài động, thực vật đặc trưng của Việt Nam. Các họa tiết này đều thể hiện một cách sống động các loài động, thực vật. Nhiều chỗ chạm khắc khá chi tiết những đặc điểm nổi bật của các loài. Ngoài ra, hình ảnh sông núi, lãnh hải của Việt Nam cũng được chạm khắc nổi trên bộ Cửu đỉnh triều Nguyễn. Nếu ở Tuyên đỉnh có sông Hồng, thì Huyền đỉnh có sông Cửu Long và Nhân đỉnh có sông Hương. Nếu Cao đỉnh có cọp trên rừng, thì Nhân đỉnh có cá voi dưới biển… Cửu đỉnh nhà Nguyễn còn có thể coi là một cuốn Sách đỏ Việt Nam hay một Danh mục các loài cần được bảo vệ của thời xưa.

Cửu đỉnh mang giá trị quốc tế

Bà Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học (Trung tâm) thông tin, hình ảnh biển đảo của nước ta đã được chạm khắc rõ ràng. Và được minh xác trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn. Trong 9 đỉnh, có 3 đỉnh to cao nhất và quan trọng nhất có khắc biển đảo nước Việt. Gồm: Biển Đông ở Cao đỉnh, biển Nam ở Nhân đỉnh và biển Tây ở Chương đỉnh. Cùng với hàng loạt tài liệu Hán Nôm cổ và những hình ảnh biển đảo được khắc trên bộ Cửu đỉnh. Đây là một nguồn tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “So sánh với một số nước đồng văn cho thấy, trong Hoàng cung thuộc nhiều triều đại ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc không có đúc Cửu đỉnh nào tương tự như triều Nguyễn ở Huế. Ngay tại Việt Nam, các triều đại trước đó cũng không để lại một dạng tư liệu nào như vậy”, bà Hòa cho biết.

Kỹ thuật đúc đồng tinh xảo

Cửu đỉnh được đúc theo lối thủ công truyền thống
Kỹ thuật khắc nổi hoa văn trên cửu đỉnh vô cùng tinh tế

Theo giới chuyên gia và nhà nghiên cứu, Cửu đỉnh đạt đến trình độ tinh xảo nhất của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam ở thế kỷ XIX. Kỹ thuật khắc nổi những họa tiết, hoa văn tinh tế. Qua những hình ảnh “sống động” trên bộ Cửu đỉnh đòi hỏi các nghệ nhân phải kiên trì và có sự am hiểu nhất định. Theo một số sử liệu, Cửu đỉnh được đúc theo lối thủ công truyền thống. Nên việc tạo khuôn đúc cũng thực hiện theo thủ công. Thông qua việc chọn lựa loại đất sét phù hợp một cách tỉ mỉ. Khuôn đúc Cửu đỉnh là khuôn “độc bản”. Sau khi hoàn thành chế tác, các khuôn đúc đều bị phá bỏ để tránh sự sao chép.

Quá trình chế tác khuôn đúc được triều đình giám sát chặt chẽ. Từ cách tạo dáng đến các hình chạm nổi trang trí bên ngoài. Qua đây cho thấy tất cả các đơn vị hoa văn, họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh. Cửu đỉnh quả thực là một thực thể độc lập và duy nhất. Các họa tiết này không lặp lại ở bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, hiện nay bảo vật này cũng đang chịu những tác động của thiên nhiên khắc nghiệt. Như toàn bộ bề mặt Cửu đỉnh đối diện với hiện tượng ăn mòn điện hóa; xuất hiện các vết bẩn bám dính trên bề mặt đỉnh; mặt trong đỉnh tích chứa nước nên có hiện tượng rêu phát triển; các vết khuyết hỏng trên bề mặt đỉnh đồng như vết đạn làm giảm bề dày của đỉnh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *