Trò chơi kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ là một trò chơi mang tính nghi lễ. Thể hiện ý chí quyết tâm, sức mạnh tập thể của người dân. Các đội thi đấu được lựa chọn trước lễ hội. Những người thuộc các gia đình đã có ít nhất năm thế hệ sống trong làng có đủ điều kiện để chơi. Làng Ngọc Trì có ba xóm: Đường, Xóm, Chợ. Mỗi xóm cử đội của mình để thi đấu và cũng là lễ vật để cúng thần thổ địa tại đền Trấn Vũ trước khi bước vào cuộc thi. Mỗi đội có tối đa 24 người đàn ông và một đội trưởng. Hai đội kéo một sợi dây mây được luồn qua lỗ của một chiếc cọc gỗ cắm cố định dưới đất.
Trò chơi này cả người thắng và người thua đều vui vẻ và có một bữa tiệc sau trận đấu. Nghè Đằng Đông nơi phát tích của di sản Kéo co ngồi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Nghè Đằng Đông – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Nghè Đằng Đông được xác định là một loại hình di sản văn hóa dân gian gắn bó mật thiết với cuộc sống kiến trúc thôn làng của mảnh đất kinh kỳ. Nghè Đằng Đông đã trở thành nơi thực thành tín ngưỡng quen thuộc với người dân thuộc phường Thạch Bàn. Trên thực tế, Nghè Đằng Đông vẫn được coi là một di tích. Di tích vốn thuộc xã Cự Linh được đổi tên thành Thạch Bàn từ tháng 6.1955. Nơi đây vẫn hiện hữu miếu thờ hay một khẩu giếng cổ với bao huyền tích xưa. Nhưng hiện nay bao quanh vùng được xác định là di tích là ao hồ, cánh đồng hoang. Căn nhà cấp bốn với sân lợp mái tôn được dựng lên trong khuôn viên di tích. Để phục vụ nhu cầu lễ bái ngày tuần của người dân địa phương. Nói như GS Trần Lâm Biền, nghè Đằng Đông đang bị lãng quên.
Theo tư liệu ghi lại, xưa kia, đền Trấn Vũ vốn thuộc làng Ngọc Trì, có 3 ấp. Gồm: Ấp Đông Thượng thờ Quang Hiển Đào đại vương, Ấp Đằng Đông thờ Linh Huệ đại vương, Ấp Đằng Đường thờ Minh Thông Tả đại vương. Ba vị đại vương được thờ tại các Nghè (miếu). Qua thời gian, tất cả đều đã bị phá hủy, hiện chỉ còn dấu tích Nghè Đằng Đông.
Nghè Đằng Đông – Nơi hội họp của những người yêu nước
Ngày hội lớn của làng Ngọc Trì luôn có trò chơi kéo co luồn dây qua cột (kéo co ngồi). Theo các cụ trong làng thì trò chơi này xuất phát từ Nghè Đằng Đông. Nhưng khi Nghè bị phá, không còn nơi diễn xướng thì mới chuyển sang tổ chức ở đền Trấn Vũ. GS sử học Lê Văn Lan cho rằng, từ cuối thế kỷ 19, khuôn viên Nghè Đằng Đông đã là nơi luyện tập của nghĩa quân trong phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy.
Đến thời kỳ tiền khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nghè Đằng Đông là nơi hội họp của những người yêu nước ở địa phương. Những người hưởng ứng chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, đi phá kho thóc cứu đói. Cũng là nơi tập trung lực lượng của nhân dân Ngọc Trì. Nơi thu ấn triện, sổ sách của hương lý chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng.
Nghè Đằng Đông – Nơi diễn ra các hoạt động chiến tranh du kích
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các hoạt động chiến tranh du kích đều liên quan hoặc diễn ra ở Nghè Đằng Đông. Đây là hầm bí mật được đào ngay dưới bệ thờ. Thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1966-1970, Nghè Đằng Đông là nơi đặt chỉ huy sở của Trung đoàn pháo cao xạ 220. Đài quan sát cao hơn 10m đặt ngay ở hậu cung của Nghè. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, dân quân tự vệ Ngọc Trì cũng đặt súng máy tại khuôn viên Nghè để đánh địch. “Như vậy, Nghè Đằng Đông không chỉ đủ tiêu chuẩn để xếp hạng di tích cách mạng kháng chiến mà còn là căn cốt di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương,” GS. Lê Văn Lan khẳng định.
Nhận định của TS. Bùi Thế Quân về giá trị di sản văn hóa
TS. Bùi Thế Quân, Phó Trưởng phòng VHTT Quận Long Biên (Hà Nội) cho rằng, để xác nhận giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã từng tồn tại thì không thể không quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành. Như sử học, văn hóa học, dân tộc học, khảo cổ học…cũng như nghiên cứu dựa trên chính sử và truyền thuyết, bác học và dân gian. Ông Quân cho biết, người dân địa phương tha thiết phục dựng lại Nghè. Đây như một cách tìm lại quá khứ, xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng dân cư. Thực tế đã chứng minh, trong công cuộc nông thôn chuyển biến mạnh mẽ trên con đường đô thị hóa, tất cả các vùng đất xưa gọi là thôn, xã nay đã lên tổ dân phố, từ làng lên phường…, nhưng người dân vẫn có nhu cầu giữ lại hồn làng.
Dấu vết di tích nghè Đằng Đông hiện nay
Hiện nay, vẫn còn nhiều những dấu vết di tích Nghè Đằng Đông còn sót lại. Người dân Thạch Bàn đã phục dựng các ban thờ để làm nơi thực hành tín ngưỡng. Cũng đã có nhiều cuộc hội thảo bàn luận phục dựng di tích đình, chùa. Nhưng khái niệm về di tích Nghè gần như còn quá xa lạ. Theo nghiên cứu của GS. Trần Lâm Biền: Nghè là tên gọi dân gian Việt, là nơi thờ vị thần tối thượng của làng, xóm. Tại vị trí hiện tại, những cấu trúc di tích thuộc Nghè Đằng Đông không còn. Nhưng vẫn còn là một trong hệ thống 3 Nghè của xã Cự Linh. Năm 1964 – 1965 do vấn đề của lịch sử, di tích này đã bi hạ giải.
“Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia văn hóa để chính quyền địa phương tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền đề nghị phục hồi di tích Nghè Đằng Đông đúng với Luật di sản văn hóa và các quy định liên quan,” ông Bùi Thế Quân cho hay. Với những dấu tích lịch sử, văn hóa có gắn bó mật thiết với Nghè Đằng Đông, nhất là những dấu ấn in đậm trong tâm trí người dân Ngọc Trì, việc khôi phục và phát huy giá trị di tích Nghè Đằng Đông là nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân. Nguyện vọng này phù hợp với chủ trương xây dựng của địa phương. Và phù hợp với sự phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.