Việc chú trọng chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai là điều quan trọng hàng đầu đối các bà bầu bởi lẽ trong giai đoạn, người mẹ ăn uống, nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể không chỉ cho mình nữa mà còn phải đủ để cung cấp cho bào thai lớn lên. Nếu người mẹ ăn uống kém, không có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, bào thai cũng sẽ kém phát triển, đứa trẻ sinh ra sau này còi cọc, có thể mắc nhiều bệnh. Đó cũng là lý do mà người mang bầu thường được người thân nhắc nhở ăn uống, bồi bổ cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, các dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể không chỉ phải đa dạng mà cũng cần phải đáp ứng đủ lượng nhu cầu nhất định cho thai nhi.
Mẹ bầu cần bổ sung chất đạm và chất béo
Khi mang thai, mẹ nên ăn thêm 15g chất đạm so với bình thường. Và bổ sung 40g chất béo, 300-400mcg acid folic, 800-1.000mg canxi, 15mg kẽm… mỗi ngày. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để thai nhi khỏe mạnh. Để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Dinh dưỡng hợp lý cũng giúp mẹ sau sinh đủ sữa cho bé bú. Giúp trẻ hay ăn chóng lớn và ít bệnh tật. Vì vậy, chế độ ăn hàng ngày của mẹ nên đáp ứng đầy đủ những dưỡng chất dưới đây.
Chất đạm cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ. Cần thiết cho phát triển của thai và nhau thai. Chất béo, đặc biệt là DHA giúp phát triển não, hệ thần kinh và võng mạc. Thiếu hụt DHA sẽ tác động trực tiếp đến sự thông minh; khả năng đọc; ghi nhớ và kiểm soát hành vi của trẻ.
Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất đạm và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhu cầu chất đạm cần tăng thêm 15g mỗi ngày so với người bình thường. Ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng, thuỷ sản, tôm, cua, cá, ốc… Cần chú ý đến nguồn chất đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc… Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng, khoảng 40g mỗi ngày.
Cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể mẹ bầu
Sắt, acid folic, canxi, kẽm, iot… là những khoáng chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Trong quá trình hình thành và phát triển,. Thai nhi cần sắt để tổng hợp, phát triển hồng cầu, mạch máu và cơ. Khi cơ thể mẹ không cung cấp đủ sắt. Thai nhi trong bụng mẹ có nguy cơ mắc khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Cân nặng lúc sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thai… Bản thân mẹ thiếu sắt cũng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, dễ sảy thai, đẻ non. Dễ băng huyết khi sinh. Thậm chí nguy hiểm tính mạng mẹ và con.
Cùng với sắt, acid folic có vai trò quan trọng. Acid folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh. Thiếu acid folic ở mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Nhu cầu acid folic ở người mẹ mang thai là 300- 400mcg mỗi ngày. Khẩu phần ăn của mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic. Như rau màu xanh đậm, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hoặc viên đa vi chất có acid folic.
Tổng lượng canxi tích trữ trong thời gian mang thai vào khoảng 30g. Gần bằng lượng canxi cần thiết để tạo bộ xương thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Theo khuyến cáo. Lượng canxi nên bổ sung là 800-1.000mg mỗi ngày. Trong suốt thời gian mẹ mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa.
Bà bầu cũng nên chú ý bổ sung khoáng chất kẽm. Thiếu kẽm dễ gây sảy thai, sinh non hoặc sinh già tháng. Khiến thai lưu gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai là 15mg mỗi ngày. Chủ yếu từ thịt, cá, hải sản. Một số loại thực vật cũng chứa kẽm. Nhưng hàm lượng thấp và khả năng hấp thu kém hơn.
Nạp các loại vitamin đa dạng
Các vitamin A, B, D, E, C… giúp tăng cường hoạt động thị giác, hệ miễn dịch và sự hấp thu khoáng chất trong cơ thể. Thiếu vitamin A làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà. Thiếu vitamin D khiến trẻ dễ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hoặc sinh ra bình thường nhưng thóp lâu liền…
Trong thời gian mang thai, mẹ cần khoảng 600mcg vitamin A, 10mcg vitamin D mỗi ngày, có thể bổ sung bằng nguồn thức ăn tự nhiên. Sữa, gan, trứng, các loại rau xanh (rau ngót, rau dền, rau muống…) và củ quả (cà rốt, xoài, bí đỏ…) đều chứa nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu.
Vitamin C tham gia vào quá trình tạo kháng thể tăng sức đề kháng của cơ thể, làm tăng hấp thu sắt, giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nhu cầu vitamin C cho bà bầu là 80mg/ngày và ở phụ nữ cho con bú là 100mg/ ngày.
Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucid, phòng bệnh tê phù… Nhu cầu vitamin B1 cho cơ thể là khoảng 1,1mg/ ngày. Mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B1 như: Ăn gạo không giã trắng quá, các hạt họ đậu…